TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Chăm sóc người nhiễm HIV

Chăm sóc người chuyển sang giai đoạn AIDS nhằm kéo dài thời gian sống, tăng cường chất lượng cuộc sống, phòng lây nhiễm ra ngoài cộng đồng.

Tại sao phải chung sống với HIV/AIDS?

- Trong thời kỳ chưa có biểu hiện lâm sàng, người nhiễm HIV vẫn lao động bình thường, vẫn có khả năng đóng góp lao động của họ cho gia đình và xã hội.

- Có thể sống chung với người nhiễm HIV/AIDS vì HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường. HIV/AIDS tuy dễ lây nhưng vẫn có thể phòng tránh.

- Ai cũng có thể nhiễm HIV, người nhiễm HIV không phải là tội phạm và cần được giúp đỡ.

- Tạo môi trường tốt và cư xử một cách công bằng với người nhiễm HIV/AIDS giúp họ có chất lượng cuộc sống tốt hơn và tham gia tích cực hơn vào các hoạt động phòng tránh, chăm sóc bản thân họ và người nhiễm khác đồng thời có nhiều nỗ lực cho việc bảo vệ cộng đồng.

Quá trình phát triển của bệnh

Một người nhiễm HIV thì không có nghĩa là cuộc sống của họ sẽ bị ngừng lại.Từ khi nhiễm HIV cho đến khi chuyển thành AIDS là một khoảng thời gian dài từ 2 đến 10 năm và có thể còn lâu hơn nữa. Trong thời gian đó người nhiễm vẫn sống khỏe mạnh và làm việc bình thường. Khi HIV xâm nhập vào cơ thể sẽ có 3 xu hướng phát triển:

- Hoặc ng­ười đó mang HIV kéo dài trong 10 năm hoặc lâu hơn mà vẫn khoẻ mạnh và làm việc bình thường nếu họ thay đổi hành vi, thực hiện chế độ dinh d­ưỡng và rèn luyện thân thể tốt.

- Hoặc sẽ phát triển thành AIDS trong vòng 5-7 năm nếu để cho HIV diễn biến tự nhiên trong cơ thể.

- Hoặc sẽ diễn biến rất nhanh thành AIDS trong vòng vài năm nếu tiếp tục có các hành vi nguy cơ (như dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, tiếp tục quan hệ tình dục với nhiều người ...) điều đó một mặt sẽ làm lây truyền HIV cho người khác, mặt khác họ sẽ bị nhiễm thêm HIV từ người khác hoặc bị các nhiễm trùng bội nhiễm kích hoạt cho HIV sản sinh nhanh trong cơ thể làm tiêu huỷ nhanh hệ thống miễn dịch và người đó tự rút ngắn cuộc đời lại.

- Khi một người đã diễn biến thành AIDS, tuỳ điều kiện thuốc men và chăm sóc, người đó có thể sống thêm 1- 5 năm nữa.

- Các thuốc điều trị hiện nay chỉ nhằm chữa các bệnh nhiễm trùng cơ hội và làm chậm lại quá trình phát triển của virus.

Tự chăm sóc bản thân

- Cơ thể bạn cần có thời gian nghỉ ngơi. Cố gắng ngủ 8 tiếng một ngày và hãy nghỉ ngơi bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi.

- Cố gắng gạt đi những buồn phiền, sầu não bởi vì căng thẳng và lo lắng sẽ rất có hại tới khả năng miễn dịch của cơ thể bạn. Hãy nghỉ ngơi, gặp gỡ những người bạn yêu quý và làm những gì mà bạn thích, chẳng hạn như nghe nhạc, đọc sách, báo...

-  Hãy biết quý bản thân mình. Cố gắng giữ niềm tin mà bạn đang có trong cuộc sống.

- Tìm và đón nhận sự trợ giúp và những lời khuyên tốt từ các bác sỹ,...

-  Không nên hút thuốc lá bởi nó rất có hại tới phổi và những bộ phận khác trên cơ thể bạn và sẽ làm cho các loại bệnh cơ hội khác dễ dàng tấn công hơn.

- Rượu cũng đặc biệt có hại tới sức khoẻ của bạn, đặc biệt là ảnh hưởng tới gan. Bên cạnh đó, rượu có thể làm bạn dễ dàng có những hành vi tình dục mà quên đi các biện pháp phòng tránh an toàn.

- Cũng nên tránh những loại thuốc không cần thiết bởi chúng thường có những tác động phụ và có thể ảnh hưởng tới thức ăn và dinh dưỡng của bạn. Nếu bạn sử dụng thuốc thì hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Cuộc sống tình dục

Cũng giống như những người bình thường khác, nhu cầu tình dục của người nhiễm cũng song song tồn tại cùng với những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người như ăn uống, hít thở, sinh sống và quan hệ tình dục.
Kết quả xét nghiệm HIV dương tính có ảnh hưởng lớn tới tâm lý của người bệnh và nhu cầu tình dục cũng chịu sự ảnh hưởng đó. Trong khoảng thời gian đầu sau khi biết kết quả HIV dương tính, cùng với những cảm giác chán chường, mất niềm tin vào cuộc sống, phần lớn những người nhiễm HIV còn rơi vào trạng thái thờ ơ với cuộc sống tình dục. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ dần qua đi khi người đó lấy lại được sự cân bằng trong tâm lý và cuộc sống hiện tại của họ và khi đó nhu cầu tình dục sẽ trở lại vì đây là một bản năng rất tự nhiên của con người. Để đảm bảo an toàn cho người thân và hoặc những người khác trong cộng đồng khi quan hệ tình dục cần sử dụng bao cao su và có những hành vi phù hợp, đặc biệt chú ý người nhiễm quan hệ tình dục bằng miệng với bạn tình vẫn có thể lây nhiễm HIV cho bạn tình nếu không bảo vệ.

Những điều lưu ý khi chăm sóc người nhiễm HIV

Ðể phòng lây nhiễm bệnh khi sống chung với người nhiễm HIV, cần tuân thủ một số nguyên tắc đơn giản sau:

- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi thay chiếu, chăn, quần áo bẩn hoặc sau khi tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể người bệnh.

- Băng kín các vết thương xuất tiết.

- Nếu người bệnh bị chảy máu, cần nhanh chóng rửa sạch bằng các chất liệu tiệt trùng như nước javel, trong khi lau rửa vết máu cần phải mang găng tay (có thể là găng tay dùng trong sinh hoạt hàng ngày), nếu không có găng tay phải dùng giấy hoặc ni lông. Luôn nhớ sau đó phải rửa tay sạch bằng xà phòng.

- Mang găng hoặc lót bằng giấy, túi ni lông khi mang các đồ bẩn.

- Giữ giường, chiếu, quần áo luôn sạch sẽ.

- Khi giặt quần áo hoặc ga giường có dính máu hoặc các dịch tiết khác của cơ thể cần chú ý:

- Ngâm bằng nước javel trong thời gian 20 phút rồi đi găng để giặt.

+ Giặt riêng rẽ với các quần áo của người khác trong gia đình.

+ Giặt bằng xà phòng, vắt khô, gấp và là như bình thường.

+ Không dùng chung các vật đâm qua da, không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tăm răng và tất cả các vật sắc nhọn có thể gây chảy máu.
Nguồn: Tổng hợp
Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.
- See more at: http://www.cachchuabenh.net/benh-truyen-nhiem/cham-soc-nguoi-nhiem-hiv-n98-2980#sthash.b78i2RTp.dpuf

Tags: bieu hien cua hivbieu hien cua benh hivtriệu chứng hiv giai đoạn đầu


Tin liên quan:

Đăng nhận xét

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em