TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể có nguy cơ nhiễm HIV, nếu sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác hoặc quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su dù chỉ một lần. Cho đến nay y học vẫn chưa tìm ra vác xin để phòng lây nhiễm HIV, hoặc thuốc để chữa trị AIDS. Tuy nhiên, mỗi người chúng ta có thể chủ động phòng lây nhiễm HIV bằng cách tự điều chỉnh hành vi có nguy cơ nhiễm HIV trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Quá trình tiến triển của nhiễm HIV ở phụ nữ cũng tương tự như ở nam giới. Tuy nhiên, nhiễm HIV ở phụ nữ còn có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và sức khoẻ sinh sản. Bà mẹ mang thai nhiễm HIV có thể truyền sang cho con.

Trong một số trường hợp, người mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền vi rút cho con trong quá trình mang thai, trong khi sinh hoạc khi cho con bú. Tuy nhiên, không phải tất cả những đứa trẻ dó các bà mẹ nhiễm HIV sinh ra đều bị nhiễm HIV. Tỷ  lệ lây nhiễm từ mẹ sang con nếu không được điều trị dự phòng là khoảng 30%. Các yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho con:

-         Mẹ vỡ ối sớm.

-         Mẹ bị nhiễm trùng lây qua đường tình dục và chưa điều trị khỏi.

-         Mẹ sử dụng rượu và ma tuý trong thời gian mang thai.

-         Cho con bú mẹ.

-         Hiện nay tại các bệnh viện phụ sản lớn đã có thuốc điều trị dự phòng miễn phí cho các trường hợp bà mẹ bị nhiễm HIV.

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị nhiễm HIV nên:

+ Đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng miễn phí, nhằm làm giảm nguy cơ lan truyền HIV cho con.

+ Không cho con bú sữa mẹ sau khi sinh mà cho ăn bằng sữa thay thế và các thức ăn phù hợp khác. Nên hỏi ý kiến cán bộ y tế để biết loại thức ăn phù hợp cho từng độ tuổi của trẻ.

Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho người bạn đời:

Trên thực tế, có một số trượng hợp một trong hai người không bị nhiễm HIV. Trong trường hợp này, điều đầu tiên phải tính đến là tránh lây nhiễm HIV cho người kia. Hiện nay, ở Việt Nam đã có kỹ thuật để thực hiện được điều này.

-         Trường hợp người phụ nữ bị nhiễm HIV, nhưng người đàn ông không bị nhiễm. Để tránh lây nhiễm HIV, các bạn có thể cân nhắc khả năng thực hiện thu tinh nhân tạo tại cơ sở y tế.

-         Trường hợp người đàn ông bị nhiễm HIV, nhưng người phụ nữ không bị nhiễm. Hiện nay ở một số bệnh viện lớn ở Việt Nam đã thực hiện được kỹ thuật lọc rửa tinh trùng và thụ thai trong ống nghiệm. Tuy nhiên, kỹ thuật này rất đắt tiền và phức tạp.

Giảm nguy cơ lây truyền HIV cho con:

Người mẹ mang thại bị nhiễm HIV nếu được điều trị dự phòng bằng thuốc chống HIV ngày từ tuần thứ 28, thì khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con giảm xuống còn từ 2-8%.

Tránh có  thai

Khi đã nhiễm HIV, bạn luôn luôn phải sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục. Bao cao su không những có tác dụng tránh thai mà còn tránh lây nhiễm HIV cho người bạn tình. Nếu người bạn tình cũng bị nhiễm HIV, thì bao cao su sẽ giúp cả hai người tránh bị nhiễm thêm các dòng vi rút khác, đồng thời tránh được các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, viêm gan vi rút, trùng roi,…

TH

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về phòng tránh lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nếu có những thắc mắc thêm về sức khỏe hoặc tâm lý các bạn có thể gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net


Tình dục đồng giới và nguy cơ nhiễm HIV/AIDS

Tình dục đồng giới (homosexual) là sự say mê tình dục với người cùng giới. Biểu hiện là những người cùng giới “yêu” nhau, nam yêu nam, nữ yêu nữ, họ chăm sóc, chiều chuộng, sống với nhau như vợ chồng, họ cũng ghen tuông, hờn giận, nhớ nhung, xa nhau thấy nhớ không chịu được, trong khi đó lại hoàn toàn thờ ơ với người khác giới.


Ở nước ta, tình dục đồng giới bị coi là trái với quy luật tự nhiên và chưa được xã hội chấp nhận. Tuy nhiên, ở các nước phương Tây (Mỹ, Canada, Italia, Đan Mạch, Na Uy…), đồng tính luyến ái được xã hội chấp nhận, nên họ thành lập các “Hội đồng tính luyến ái”, họ thường xuyên gặp gỡ, họ sinh hoạt với nhau tại câu lạc bộ ban đêm. Ở nước ta, trong những năm gần đây đã xuất hiện một số trường hợp đồng tính luyến ái, cả nam và nữ họ sinh hoạt với nhau, thậm chí có trường hợp sống với nhau như vợ chồng. Một số trường hợp tình dục đồng giới nam xảy ra trong nhà tù, trong trại tập trung…

Vậy nguyên nhân gì dẫn đến hiện tượng trái tự nhiên này?

Từ trước đến nay, người ta vẫn cho rằng những người đồng tính luyến ái xuất hiện là do nguyên nhân xã hội, họ đã quá nhàm chán với lối sống tình dục khác giới, họ muốn thay đổi tư duy và thích “sinh hoạt” theo mốt mới. Nhưng gần đây, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu y học bang Xan Diego (Mỹ) cho thấy, căn bệnh này có nguồn gốc sinh học. Qua theo dõi 141 bệnh nhân có biểu hiện lệch lạc về tình dục (sinh hoạt tình dục đồng giới), các nhà khoa học cho thấy rằng, trong não những người mắc bệnh này có một bó sợi thần kinh đặc biệt điều phối hoạt động tình dục có kích thước chỉ bằng 1/3 so với người bình thường và đó chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng tình dục đồng giới. Một số nhà khoa học Mỹ cho rằng, những biểu hiện lệch lạc về tình dục được đặt nền móng khi bào thai còn nằm trong bụng mẹ. Nhiều loại thuốc khác nhau, các chất độc hại, hút thuốc lá, thuốc phiện, uống rượu, sự căng thẳng thần kinh đều có ảnh hưởng tới bào thai, phá vỡ sự phát triển bình thường của nó. Người ta phát hiện ra rằng, những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ nghiện ma túy và uống rượu, khi lớn lên có biểu hiện đồng tính luyến ái nhiều hơn so với những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ bình thường. Đồng tính luyến ái là hiện tượng khá phổ biến ở các nước phương Tây. Hiện nay ở Mỹ có 2,5 triệu người đồng tính luyến ái, họ thành lập những câu lạc bộ đồng tính luyến ái (Gay club) với những ký hiệu riêng của từng câu lạc bộ (đeo khuyên tai phải, tai trái hoặc 2 khuyên một bên tai…). Ở một số nước khác cho phép những người đồng tính luyến ái sinh hoạt với nhau.


Tình dục đồng giới mang lại hậu quả rất nghiêm trọng – đó là căn bệnh thế kỷ AIDS. Năm 1981 những ca AIDS đầu tiên được phát hiện ở 5 thanh niên sinh hoạt tình dục đồng giới tại Los Angeles (Mỹ), điều đó giải thích vì sao lúc đầu người ta gọi AIDS là căn bệnh của những người đồng tính luyến ái.

Những người sinh hoạt tình dục đồng giới nam có nguy cơ bị lây nhiễm AIDS cao hơn so với tình dục đồng giới nữ. Họ sinh hoạt tình dục qua đường hậu môn, làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm HIV từ người bệnh sang người lành. Hậu môn không có dịch nhờn bôi trơn. Hơn nữa, niêm mạc trực tràng có nhiều mao mạch, dễ bị tổn thương, xây xước khi sinh hoạt tình dục qua đường này. Những vết xước rất nhỏ không thể nhận thấy bằng mắt thường trên bề mặt của niêm mạc hậu môn xảy ra trong lúc giao hợp là đường xâm nhập của HIV. Qua những vết xây xước này, HIV sẽ xâm nhập từ người bị nhiễm HIV sang người lành và từ đó vào máu.

Trong tinh dịch người bệnh có chứa rất nhiều HIV, nên người nhận tinh dịch (đóng vai trò phụ nữ) có nguy cơ bị nhiễm HIV cao hơn so với người không nhận (đóng vai trò nam giới). Theo tạp chí Boston Globe (2007), ở Mỹ bệnh giang mai hay xảy ra ở những người đồng tính luyến ái nam do họ không sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục. Một điều đáng lo lắng là nhiều người trong số họ có tư tưởng hưởng thụ quan hệ tình dục không an toàn (không dùng bao cao su), có thể cả họ và bạn tình đã mắc AIDS nên không cần giữ gìn hoặc họ ỷ lại những thuốc mới có thể giúp họ được. Chính vì vậy mà những người đồng tính luyến ái nam được xếp vào nhóm những người có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV/AIDS (đồng tính luyến ái nam, nghiện chích ma túy, gái mại dâm…). Theo số liệu của Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam, đa số những người nhiễm HIV là nam giới chiếm 84,64%, nữ 15,36%. Số người bị nhiễm HIV chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi trẻ từ 20 – 29 tuổi (55,10%), 30 – 39 tuổi (25,18%) và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Những người đồng tính luyến ái nữ có nguy cơ nhiễm HIV thấp hơn so với nam giới. Họ thường âu yếm, vuốt ve nhau, kích thích những vùng nhạy cảm cơ thể của nhau, ít khi họ quan hệ tình dục với nhau (nhờ các dụng cụ hỗ trợ).

Tình dục đồng giới rất có hại cho sức khỏe. Ngoài việc bị nhiễm HIV/AIDS ra, những người đồng tính luyến ái nam hay bị viêm niêm mạc trực tràng, bị trĩ, rối loạn tiêu hóa, suy nhược thần kinh, mất ngủ… Vì vậy nên tránh quan hệ tình dục đồng giới hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Nếu ai có hiện tượng bị quyến rũ bởi những người cùng giới, nên đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh – tâm lý để được tư vấn và khám bệnh, giúp họ thăng bằng trở lại, tránh được những lệch lạc về giới tính.

TS. Phạm Xuân Ninh

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về HIV/AIDS, nếu có những thắc mắc thêm về sức khỏe các bạn có thể gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Hiểu thêm về các bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQÐTD) là một bệnh rất phổ biến trên thế giới. Ðặc biệt với những trẻ lứa tuổi vị  thành niên (VTN). Do điều kiện giáo dục giới tính của nước ta chưa thực sự phát triển, hầu hết trẻ em và ngay cả người lớn khi nói đến vấn đề tình dục và giáo dục giới tính vẫn còn rất e ngại. Vì vậy, việc hiểu biết về bệnh LTQÐTD để phòng tránh là cần thiết.

Ở lứa tuổi VTN, các em đã phát triển đầy đủ về mặt sinh lý, đã có đòi hỏi về mặt tình dục, muốn tò mò, khám phá “mê cung” - nơi mà chúng chưa hề biết, nhưng lại không được giáo dục đầy đủ, thiếu hiểu biết. Do vậy, thực trạng đáng báo động là tỷ lệ nạo phá thai, tỷ lệ trẻ VTN mắc các bệnh LTQĐTD vẫn là một vấn đề đáng lo ngại.

Cho đến nay, người ta đã tìm thấy hơn 20 bệnh LTQĐTD.

Các tác nhân gây bệnh rất đa dạng và dễ lây bao gồm: Vi khuẩn: lậu, giang mai, hạ cam... Virut: HIV, viêm gan B, viêm gan C, herpes, papilloma... Liên thể vi khuẩn và virut: Chlamydia, Ureaplasma, Mycoplasma... Ký sinh trùng: trùng roi, nấm men... Nguồn gây nên các bệnh LTQĐTD là tinh dịch hoặc dịch do âm đạo tiết ra có chứa mầm bệnh hoặc máu của người bệnh.

Một người lành sẽ bị lây bệnh nếu dịch sinh dục hoặc máu của người bệnh xâm nhập được vào trong cơ thể của người lành qua các con đường sau đây: quan hệ tình dục; do truyền máu bị nhiễm bệnh; lây từ mẹ sang con. Những hoạt động thông thường hằng ngày như: bắt tay, ôm, sử dụng chung   bể bơi, qua mồ hôi, qua hắt xì hơi... không làm lây lan căn bệnh này.

Rất nhiều bệnh LTQĐTD không thể hiện dấu hiệu rõ ràng cho dù là nam hay nữ, vì thế người mắc có thể không biết rằng mình đã bị mắc bệnh, nhưng họ vẫn có thể làm lây bệnh cho người khác. Đây chính là đặc điểm rất nguy hiểm và cũng là nguyên nhân làm cho bệnh LTQĐTD rất dễ lây lan, khó phòng tránh nếu không có đầy đủ hiểu biết và đề phòng.

Mỗi một bệnh LTQĐTD có những biểu hiện lâm sàng khác nhau nên khi có các biểu hiện dưới đây thì cần phải đi khám để kịp thời phát hiện và điều trị đúng bệnh: có dịch bất thường chảy ra từ âm đạo hoặc đầu dương vật; hậu môn hoặc cơ quan sinh dục bị ngứa, đau, đỏ, rát hoặc có các nốt, các vết loét bất thường, các tổn thương này có thể đau hoặc không đau; tiểu đau, buốt hoặc rát, tiểu nhiều hơn bình thường; đau bất thường ở vùng bụng dưới mà không liên quan gì tới việc hành kinh; trên da có nhiều mụn cóc hoặc các mụn phỏng rộp đau, chảy nước, hoặc có lốm đốm đỏ, các u nhọt quanh miệng hoặc cơ quan sinh dục, nổi hạch ở vùng bẹn... Đau nhiều khi giao hợp hoặc có ra máu sau quan hệ tình dục.

Cách phòng bệnh LTQĐTD như thế nào?

Mặc dù bệnh LTQĐTD rất dễ lây nhưng không phải là không có cách phòng tránh. Để tránh lây nhiễm LTQĐTD, cần tránh để dịch hay máu của người khác vào cơ thể mình bằng cách: Không quan hệ tình dục trước hôn nhân; Sống chung thủy, thực hiện một vợ một chồng, một bạn tình duy nhất; Không quan hệ tình dục với đối tượng làm nghề mại dâm, với nhiều   bạn tình hoặc với bạn tình đang mắc LTQĐTD; Luôn sử dụng bao cao su đúng cách trong quan hệ tình dục; Không truyền máu nếu như máu đó chưa được xét nghiệm sàng lọc virut viêm gan B, HIV...; Cẩn thận khi phải tiếp xúc với những vật có dính máu tươi hay dịch tiết sinh dục.

Không sờ trực tiếp vào máu, tinh dịch hay dịch tiết âm đạo, đặc biệt trong trường hợp tay bị trầy xước, không để máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ vùng da nào của mình có vết trầy xước hay vết loét; Không dùng bất cứ dụng cụ nào để tiêm, chích qua da nếu dụng cụ đó chưa khử khuẩn hoặc nghi ngờ chưa được khử khuẩn.

Trong trường hợp phải dùng bơm, kim tiêm, cần phải sử dụng bơm kim tiêm sạch (bơm kim tiêm dùng 1 lần); Khi thấy bất cứ một dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh LTQĐTD, cần phải đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Luôn luôn nhớ là phải điều trị cho cả hai người cùng một lúc. Trong thời gian điều trị, tốt nhất không nên quan hệ tình dục, nếu có phải sử dụng bao cao su an toàn.

BS. Hải Hà
Theo Sức khoẻ & đời sống

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về các bệnh lây qua đường tình dục, nếu có những thắc mắc thêm bạn có thể gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các bác sỹ.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Tổng đài tư vấn HIV trực tuyến 1900.8909

Nếu bạn đang nghi ngờ mình nhiễm HIV hoặc bạn đã bị nhiễm HIV hãy gọi tới tổng đài tư vấn HIV/AIDS trực tuyến 1900.8909 để được các chuyên gia tư vấn HIV/AIDS đưa ra những lời khuyên và giải pháp tốt nhất cho bạn.

Tư vấn HIV/AIDS trực tuyến của Ucare là địa điểm đáng tin cậy, an toàn và thân thiện cho các bạn. Bởi Ucare có đội ngũ các bác sĩ, chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm luôn luôn lắng nghe và chia sẻ cùng các bạn.

Tư vấn HIV trực tuyến

Ảnh hưởng của virus HIV đối với con người

Sự phá huỷ của vi rút HIV diễn ra trong một thời gian dài, khoảng từ 6 tháng đến 10 năm. Nên hầu hết những người bị nhiễm HIV đều có vẻ ngoài khoẻ mạnh, không có triệu chứng gì trong nhiều năm. Vì vậy, nếu bạn đang nghi ngờ mình nhiễm HIV hoặc bạn đã bị nhiễm HIV hãy gọi cho trung tâm tư vấn HIV/AIDS để được các chuyên gia tư vấn  HIV/AIDS đưa ra những lời khuyên và giải pháp tốt nhất cho bạn.

Tổng đài tư vấn HIV trực tuyến 1900.8909

Bạn đang nghi ngờ nhiễm HIV/AIDS và đang trong tình trạng rất sốc? Hoặc bạn đã nhiễm HIV? Bạn bị nhiễm HIV/AIDS và bị mọi người đối xử kỳ thị phân biệt? Bạn đang muốn biết các thông tin về điều trị, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc sau khi bị nhiễm HIV? Bạn có người thân nhiễm HIV và bạn đang muốn biết các thông tin để chăm sóc cho người HIV tại gia đình và cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS trong gia đình? …Nếu bạn đang thắc mắc một trong các câu hỏi trên, hãy gọi ngay cho tổng đài tư vấn HIV/AIDS 1900.8909 của LET VIỆT để được tư vấn hỗ trợ điều trị.

Với dịch vụ tư vấn HIV/AIDS của UCare, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những kiến thức liên quan đến HIV. Tư vấn HIV/AIDS giúp bạn hiểu được HIV/AIDS là gì? Tư vấn HIV/AIDS cho bạn cách điều trị và chế độ dinh dưỡng ăn uống hợp lý và cách chăm sóc khi bị nhiễm HIV. Tư vấn HIV/AIDS cho bạn biết những đường lây nhiễm của HIV để có cách phòng tránh cho chính bản thân, gia đình và cho cộng đồng. Ngoài ra, dịch vụ tư vấn HIV/AIDS của chúng tôi còn tư vấn cho bạn kỹ năng sống tự tin hơn để xóa dần mặc cảm giúp bạn thay đổi cách nhìn, từ đó có thể phá bỏ rào cản ngăn cách với xã hội để hòa nhập tham gia vào các hoạt động xã hội… thay đổi cuộc đời.

Lưu ý: Thời gian làm việc của tổng đài tư vấn HIV/AIDS/AIDS là từ 24/7 tất cả các ngày trong tuần. Và mọi vấn đề thông tin của khách hàng luôn được trung tâm tư vấn HIV/AIDS cam kết giữ tuyệt đối bảo mật.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net


Viêm gan A những điều cần lưu ý

Viêm gan siêu vi A là một bệnh lây cấp tính thường gặp trên toàn thế giới. Nhất là ở những thành phố lớn nơi đông dân cư,  các trại lính chật chội…


Hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh không gây Viêm gan mạn tính. Trên thế giới hàng năm ước tính có 1,5 triệu trường hợp Viêm gan siêu vi A chủ yếu gặp ở châu Á, châu Phi và Đông Âu. Viêm gan siêu vi A là bệnh lây qua đường tiêu hóa, Nguồn lây chủ yếu từ người bệnh sang người lành qua đường phân-miệng.


Nguồn bệnh liên quan đến nguồn nước, thực phẩm bị nhiễm bẩn nhất là do ăn phải các loại sò, trai, ốc, hến …chưa được nấu chín hoặc ăn các thực phẩm khác như rau sống không được rửa sạch. Các dụng cụ cá nhân, quần áo của người bệnh có thể là nguồn lây nhưng ít quan trọng. Bệnh lưu hành chủ yếu ở những vùng kém vệ sinh, kinh tế khó khăn và tỉ lệ phát triển dân số cao.

Tác nhân gây bệnh xuất hiện trong phân khoảng 1-2 tuần trước khi có triệu chứng lâm sàng.

Triệu chứng: Thông thường bệnh Viêm gan A ở trẻ em hầu như không có triệu chứng nhưng ở người lớn thường gây vàng da, vàng mắt. Bệnh viêm gan A cấp tính nặng đã được ghi nhận ở trẻ nhỏ, nhưng ít có thể nặng ở người lớn. Bệnh viêm gan siêu vi A là một bệnh tự giới hạn, hiếm khi gây tử vong. Bệnh thường có khởi phát đột ngột, cấp tính vơi các biểu hiện bao gồm sốt khó chịu, mệt, chán ăn, buồn nôn, nôn, phát ban, đau khớp và đau cơ. Các triệu chứng thường mất đi khi bắt đầu vàng da và nước tiểu sậm màu, Bệnh thường không trầm trọng và không kéo dài. Đôi khi biểu hiện tắt mật xảy ra muộn và kéo dài trong nhiều tháng đã được ghi nhận.

Chẩn đoán viêm gan siêu vi A: có thể dựa vào xét nghiệm huyết thanh bằng ELISA phát hiện :

- IgM Anti –HAV dương tính: đang bị viêm gan siêu vi A

- IgG anti –HAV dương tính  : miễn nhiễm (sau đó khoảng 3-12 tháng IgM biến mất IgG chiếm ưư thế)

Điều trị viêm gan siêu vi A: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu,  đa số bệnh tự giới hạn. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi và kiêng rượu, bia trong giai đọan viêm gan siêu vi A cấp. Thường các bệnh nhân khỏi các biểu hiện lâm sàng và sinh hóa trong vòng 4-6 tuần, vấn đề dinh dưỡng nâng cao thể trạng, uống nhiều nước hoa quả cũng được khuyến cáo trong điều trị viêm gan siêu vi A.

Phòng bệnh: viêm gan siêu vi A lây theo đường tiêu hóa nên áp dụng các biện pháp phòng :

  • Thực hiện tốt vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân,  đặc biệt rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Thực hiện ăn chín,  uống sôi.
  • Cung cấp và sử dụng nước sạch, xử lý hệ thống rác và nước thải.
  • Những loại sò, trai, hến, tôm cua,  ốc…ở những vùng nhiễm bẩn cần dược đun sôi hoặc hấp chín trước khi ăn
  • Khu nhà trẻ, mẫu giáo cần tuân thủ các quy tắc vệ sinh
  • Tiêm phòng là phương pháp hữu hiệu nhất trong việc phòng bệnh viêm gan siêu vi A: Vaccine phòng viêm gan siêu vi A tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, thông thường tiêm 2 lần,  mỗi lần cách nhau 6 đến 12 tháng (94% đến 100% sẽ được miễn nhiễm một tháng sau mũi tiêm đầu tiên nếu được tiêm mũi thứ 2 kết quả tốt đẹp hơn và sự miễn nhiễm kéo dài hơn).

Theo viện Pasteur Tp Hồ Chí Minh

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về bệnh viêm gan A, nếu có những thắc mắc thêm bạn có thể gọi điện đến tổng đài 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp của các chuyên gia.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Nguy cơ bùng phát của cúm A/H5N1

Thực tế cho thấy, chỉ trong tháng 2 và tháng 3 đầu năm nay đã có 4 bệnh nhân cúm A/H5N1, trong đó có 2 trường hợp tử vong. Gần đây nhất, tại huyện An Lão, Hải Phòng đã xuất hiện cúm gia cầm khiến 3.110 con vịt mắc bệnh.

Đây là một dấu hiệu cảnh báo không thể chủ quan, lơ là với cúm gia cầm, đặc biệt khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có cảnh báo cúm gia cầm có thể lây truyền từ người sang người. Báo Sức khỏe & Đời sống giới thiệu bài viết về bệnh cúm A/H5N1 để bạn đọc có thêm thông tin cũng như có những hành động cụ thể bảo vệ bản thân và gia đình, góp phần ngăn chặn bệnh bùng phát.

Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp do loại virut cúm gây ra. Virut cúm có 3 týp là A, B và C. Virut dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ thường nhưng nó có khả năng sống rất lâu ở nhiệt độ thấp.


Đặc điểm của bệnh cúm và virut gây bệnh cúm

Trong dòng các virut cúm, H5N1 là loại có hoạt động lây nhiễm lớn nhất do khi đã xâm nhập vào tế bào nó sẽ nhận biết được acid sialic alpha 2 và 3, hoạt chất có trên bề mặt tất cả các tế bào trong cơ thể gia cầm. Đây có thể xem là tính chất đặc trưng của virut cúm H5N1 vì nhiều loại virut cúm týp A khác không có tính chất này nên chỉ có thể lây lan và tác động trực tiếp trong phổi.

Nhờ H5 và N1 phối hợp với nhau, virut có thể tự do di chuyển trong tất cả các mô của gia cầm, từ đó phá hủy hầu hết các cơ quan nội tạng của gia cầm như hệ hô hấp, tiêu hóa... làm con vật bị chết. Khác với các chủng loại gây bệnh cúm gia cầm thường gặp trước đây chỉ ảnh hưởng đến đàn gia cầm nuôi, hiện nay nó có thể truyền sang người gây nên bệnh nghiêm trọng và có thể tử vong.

Cách thức lây truyền bệnh cúm gia cầm và cúm A/H5N1 ở người

Các virut cúm nói chung có khả năng đột biến nhanh chóng, biến động nhảy từ giống động vật này sang giống động vật khác và có khả năng lây nhiễm sang người. Người bị lây nhiễm virut bắt nguồn từ gà có khả năng lan truyền virut sang cho người khác nhưng phần nhiều ở thể bệnh nhẹ hơn là thể bệnh lây nhiễm trực tiếp từ gà bệnh. Trong trường hợp virut đột biến và phối hợp với một virut cúm người, nó sẽ có khả năng lây truyền từ người sang người giống như cách thức lây lan bệnh cúm thông thường.

Triệu chứng của bệnh cúm gia cầm và cúm A/H5N1 ở người

Trong bệnh cúm A/H5N1 ở người, virut cúm gia cầm H5N1 khi tấn công vào người, nó xâm nhập vào tế bào chủ rồi nhanh chóng tự nhân bản ra khắp nơi trên cơ thể bệnh nhân. Hệ miễn dịch của người bệnh bị yếu dần và cuối cùng không còn khả năng chống đỡ với các bệnh lây nhiễm khác. Những người bị nhiễm thường không có triệu chứng nghiêm trọng trong vòng từ 5 - 7 ngày kể từ lúc bị nhiễm.

Khi bệnh nặng, bệnh nhân sốt cao, sốt liên tục trên 38oC kèm rét run, đau đầu, đau mỏi các cơ khớp, ho khan, khó thở rồi chuyển sang mắc bệnh viêm phổi, suy hô hấp, viêm gan, viêm tủy xương, viêm các phủ tạng khác và dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Biện pháp điều trị và phòng bệnh

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, loại thuốc tamiflu có tác dụng ức chế protein neuraminidases của cả virut cúm A và B, nhất là virut cúm A với tác dụng ngăn chặn sự nhân bản của chúng. Tamiflu có thể được sử dụng để phòng cúm týp A và B cho người từ 13 tuổi trở lên nếu thuốc được uống trước khi tiếp xúc với virut ở những người bị bệnh. Tamiflu cũng tỏ ra có hiệu quả trong việc ngăn ngừa hậu phơi nhiễm cúm. Tamiflu không phải là một loại vắc-xin mà chỉ là một loại thuốc, nó có tác dụng trong vòng 48 giờ kể từ khi có triệu chứng của bệnh cúm.

Biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất là loại trừ virut H5N1 trong đàn gia cầm hay súc vật khác để tránh sự lây truyền bệnh có thể bùng phát thành dịch lớn. Để khống chế không cho dịch bệnh lan rộng thêm cũng như để giảm bớt cơ hội virut truyền sang cho người, WHO khuyến cáo nên tiêu hủy hết các đàn gà, vịt nhiễm virut hay chỉ bị phơi nhiễm virut.

Theo quy định của Tổ chức Sức khỏe vật nuôi Thế giới (OIE), khi một cơ sở có dịch cúm gia cầm thì toàn bộ gia cầm phải hủy bỏ, không điều trị vì tất cả các loại thuốc kháng sinh, chống nấm, hóa chất hiện có đều không diệt được virut cúm gia cầm trong cơ thể gia cầm bị bệnh. Hơn nữa virut có khả năng lây lan rất nhanh và khá nguy hiểm, có thể lây nhiễm và gây bệnh cho tất cả các loại gia cầm, nhiều loại chim trời, một số loài thú kể cả khả năng lây nhiễm sang cho con người.

Vì vậy khi có dịch cúm gia cầm, phải tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm ở trong ổ dịch, tiêu độc triệt để, diệt mầm bệnh, ngăn không cho dịch phát triển, tạo điều kiện, cơ hội để virut truyền sang người và gây bệnh cúm A/H5N1 ở người. Hiện nay, ngoài biện pháp tăng cường vệ sinh dịch tễ, chưa có biện pháp nào khả thi để ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm gia cầm khi nó đã có khả năng truyền bệnh từ người sang người.

Khuyến cáo phòng ngừa cúm A/H5N1

Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn lưu ý, tại nhiều tỉnh miền Bắc, virut cúm gia cầm đã biến đổi, hiệu quả bảo hộ của vắc-xin rất thấp, trong khi thời tiết thuận lợi cho dịch bệnh phát triển; virut cúm A/H5N1 đang phát tán rộng rãi ngoài môi trường, nhiều đàn gia cầm đã hết miễn dịch hoặc chưa được tiêm phòng nên nguy cơ dịch tiếp tục lan rộng là rất cao.        

Cục Y tế dự phòng và Môi trường - Bộ Y tế khuyến cáo, người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau để phòng ngừa cúm A/H5N1:

1. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương xử lý kịp thời.

2. Không vận chuyển, mua bán gia cầm không rõ nguồn gốc, đặc biệt tại các khu vực có ổ dịch cúm trên gia cầm; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

3. Khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở có liên quan đến cúm gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.    

 Chú ý: Khi bạn hoặc người thân của bạn có dấu hiệu sốt cao liên tục, người mẹt mỏi... Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 19008909 để được tư vấn trực tiếp phòng biến chứng nguy hiểm và tránh lây lan cho mọi người.

Tags: bieu hien cua hivbieu hien cua benh hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Đừng chủ quan với bệnh lậu

Bệnh lậu (Gonorrhea) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm dễ lây lan và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Ở nước ta, trong những năm gần đây, bệnh lậu có xu hướng gia tăng rất nhanh.


Đặc điểm của vi khuẩn lậu cầu

Vi khuẩn lậu có hình hạt cà phê, xếp thành từng cặp nên còn gọi là song cầu, có chiều dài khoảng 1,6cm, rộng 0,8cm, trên kính hiển vi, vi khuẩn bắt màu Gram âm. Lậu cầu tồn tại rất ngắn ngoài cơ thể người (khoảng 5 phút), nhiệt độ lạnh và khô làm cho vi khuẩn lậu chết nhanh (tuy nhiên người ta có thể nuôi cấy được lậu từ nhà vệ sinh bị nhiễm số lượng lớn trong vòng 24 giờ, nên lậu cầu cũng có thể lây qua vật dụng dùng chung). Ngược lại, lậu cầu sống rất mãnh liệt ở môi trường ẩm của cơ thể, vì thế giao hợp vẫn là cách lây bệnh chủ yếu.

Các đường lây truyền của bệnh

Người là ký chủ tự nhiên duy nhất của lậu cầu. Lây truyền chính là do tiếp xúc trực tiếp qua đường sinh dục do giao hợp, lậu cầu có thể lây qua vật dụng dùng chung trong môi trường ẩm như khăn tắm, đồ lót... lậu mắt lây qua tiếp xúc với cơ quan sinh dục của người mẹ khi sinh.
Thời gian ủ bệnh: trung bình 3 - 7 ngày, nhiều nhất là 3 tuần.

Biến chứng thường gặp

Sau khi lậu cầu xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo, vi khuẩn có khuynh hướng ưa thích tế bào mô bì trụ ở niệu mạc đường tiết niệu, đưa đến phản ứng viêm tại chỗ, kéo theo bạch cầu đa nhiễm đến để thực bào, từ đó trở thành tổ chức hoại tử trong quá trình viêm, được thoát ra ngoài theo nước tiểu, màu trắng hơi vàng gọi là tiểu ra mủ, vi khuẩn tiếp tục phát triển và đi dọc theo chiều dài của niệu đạo, đi đến đâu gây viêm đến đó, gây viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh, viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm ống dẫn trứng, buồng trứng ở nữ giới và là nguyên nhân gây vô sinh.
Nếu mắc bệnh do quan hệ tình dục qua đường miệng, gây đau họng, nuốt đau và sưng đỏ vòm họng, amidan.
Nếu vi khuẩn lan truyền vào mắt do tiếp xúc, mắt có thể bị viêm, đau, sưng đỏ. Trẻ sơ sinh có thể bị lây từ đường sinh dục của mẹ bị nhiễm lậu cầu trong quá trình sinh. Lậu mắt có thể gây mù.
Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn lậu có thể theo máu trong hệ tuần hoàn lan tràn và gây nhiễm ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể bạn. Sốt, nổi mẩn, đau cứng khớp là các triệu chứng thường gặp. Có thể gây thương tổn van tim, suy tim.

Triệu chứng lâm sàng

Về triệu chứng lâm sàng lậu ở nam và nữ có khác nhau, do niệu đạo của nam giới dài gấp 5 lần, giai đoạn cấp tính lậu ở nam giới có tính chất rầm rộ, còn ở nữ thì âm thầm, dễ bỏ qua, vì thế lậu là nguồn lây nhiễm rất đáng quan tâm. Thời gian nung bệnh trung bình 3 – 5 ngày, nhưng có thể kéo dài 2 – 3 tuần, thời gian nung bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng và thời gian càng dài bệnh nhẹ hơn.

Lậu ở nam

- Giai đoạn cấp tính

Sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân thấy hơi ngứa, nhồn nhột ở đường tiểu, sau vài giờ thì tiết ra chất dịch trong, sau đó đục dần rồi thành mủ, màu vàng hơi trắng. Tiếp theo đó, hai mép miệng sáo đỏ, sưng nề, khi đi tiểu bệnh nhân có cảm giác tiểu nóng rát, tiểu gắt, tiểu buốt, đau như dao cắt, mủ chảy ngày càng nhiều, trường hợp nặng có thể tiểu ra máu.
Toàn thân giai đoạn này bệnh nhân có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, đau mình mẩy.

- Giai đoạn mạn tính

Ở giai đoạn cấp tính, nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, triệu chứng trên cũng giảm dần, nhưng vi khuẩn vẫn còn và chuyển sang giai đoạn mạn tính, vi khuẩn từ niệu đạo trước, xâm nhập sâu dần đến các tuyến và niệu dạo sau, để tiếp tục sinh sôi và phát triển, các triệu chứng trên sẽ mất dần chỉ còn lại là tiểu ra giọt đục buổi sáng, và tăng lên khi lao động nặng, thức khuya, uống rượu bia…
Lậu ở nữ: Thời gian ủ bệnh thường rất khó xác định.

- Giai đoạn cấp tính

Triệu chứng thường âm thầm, không rõ như nam giới. Theo thống kê có khoảng 97% không có triệu chứng, chỉ có 3% còn lại mới có triệu chứng tiểu rát, tiểu buốt, khó chịu.

- Giai đoạn mạn tính

Không có triệu chứng gì đặc biệt, thường chỉ có huyết trắng, hoặc có những biểu hiện của biến chứng mà thôi.

Lậu ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị viêm kết mạc mắt do tiếp xúc với dịch ở âm đạo của mẹ bị nhiễm lậu cầu lúc sinh, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 21, mắt bé bị sưng phù, đỏ và có mủ vàng. Tình trạng này có thể phòng, bằng cách nhỏ mắt bằng Nitrat bạc lúc sinh. Ngoài ra, lậu ở đường sinh dục nam và nữ còn gây bệnh ở các cơ quan khác như: lậu ở tim, khớp, cổ họng, amidan, hậu môn, trực tràng…

Phương pháp điều trị hiện nay

Khi phát hiện có các dấu hiệu mắc bệnh, hoặc sau khi quan hệ tình dục không lành mạnh với người có dấu hiệu mắc bệnh lậu bạn cần kịp thời đi khám để phát hiện bệnh và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Nguyên tắc điều trị
- Lậu cầu cứ 15 phút phân chia một lần, do đó lan nhanh, vì vậy cần điều trị sớm.
- Điều trị đúng thuốc – đủ liều.
- Điều trị cả với người tiếp xúc sinh lý.
- Điều trị cho nữ bao giờ cũng dùng thuốc và thời gian gấp đôi liều nam giới.
- Chỉ được kết luận là khỏi bệnh, khi cấy hai lần liên tiếp âm tính, hoặc không còn tiết dịch niệu đạo với nghiệm pháp kích thích, (cho bệnh nhân lao động nặng, thức khuya, uống rượu bia. Sáng hôm sau, lấy dịch xét nghiệm lúc bệnh nhân chưa đi tiểu).

Các loại thuốc điều trị

Thông thường, các bác sĩ sẽ dùng các loại kháng sinh để điều trị bệnh này. Tuy nhiên, bởi vì càng ngày càng có nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc nên nhất thiết bạn phải thực hiện đúng và đầy đủ tiến trình điều trị hoàn chỉnh. Các thuốc giảm đau chỉ điều trị triệu chứng đau buốt, rát khi đi tiểu mà không thể tiêu diệt trực tiếp vi khuẩn gây bệnh.
Theo dõi điều trị
Nếu điều trị đúng thuốc, đủ liều thì triệu chứng tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần sẽ giảm nhanh sau 24 – 48 giờ, riêng tiểu ra mủ sẽ hết chậm hơn sau 48 - 72 giờ. Các triệu chứng chung sẽ biến mất hoàn toàn sau 5 – 7 ngày.

Cách phòng ngừa bệnh

• Bạn nên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, đặc biệt là với người bạn tình mới. Bệnh lậu rất dễ lây nhiễm ngay cả ở những người không có triệu chứng.

• Nếu bạn đã bị nhiễm lậu, hãy tránh quan hệ tình dục trước khi được điều trị bằng kháng sinh và quá trình điều trị chấm dứt. Bạn vẫn có thể tiếp tục bị nhiễm lậu trở lại, vì vi khuẩn lậu không gây được đáp ứng miễn dịch vĩnh viễn.
• Cần thăm khám ở bác sĩ thường xuyên sau khi được điều trị bằng kháng sinh để đảm bảo rằng vi khuẩn lậu đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
• Quan hệ tình dục lành mạnh, thuỷ chung một vợ một chồng là cách tốt nhất để vợ chồng bạn tránh được nguy cơ mắc lậu.
• Không mặc chung đồ lót, dung chung khăn tắm với người khác.

TH

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về bệnh lậu, nếu có những thắc mắc thêm về sức khỏe các bạn hãy gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.


Tags: bieu hien cua hivbieu hien cua benh hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Cơ chế bệnh sinh và triệu chứng của bệnh quai bị

1. Đặc điểm sinh bệnh học

Virus quai bị xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, trong suốt thời kỳ ủ bệnh, khoảng từ 12-25 ngày nó phát triển nhân lên trong biểu mô đường hô hấp trên và các tổ chức bạch huyết vùng cổ, từ đó virus theo đường máu lan tràn đến các cơ quan khác như màng não tuyến sinh dục, tụy, tuyến ức, gan, tim, thận, tim và thần kinh trung ương, riêng tuyến nước bọt có lẽ thứ phát sau nhiễm virus máu

2. Đặc điểm giải phẫu

Những thay đổi bệnh lý được ghi nhận tạituyến man tai trong suốt thời kỳ quai bị cấp gồm phù tổ chức kẽ, tẩm nhuận tế bào lympho và xuất tiết các sợi tương dịch

Ông tuyến chứa đày tế bào hoại tử và neutrophiles

Những tổn thương tương tự cũng tìm thấy ở các cơ quan khác như tụy và tinh hoàn

Trong bối cảnh viêm tinh hoàn quai bị người ta quan sát những vùng nhồi máu và phản ứng viêm nặng nề, hầu hết những vùng này có hiện tượng tế bào biểu mô sinh tinh bị hyaline hóa và xơ hóa

Khi não bị thâm nhiễm, thì viêm não màng não tiên phát vơi tiêu hủy tế bào thần kinh hoặc thóa hóa myeline sau viêm não có thể xãy ra

3. Biểu hiện của bệnh

1/3 trường hợp nhiễm virus quai bị không triệu chứng
Các biểu hiện chính trong quai bị gồm :
Sưng tuyến mang tai                                          60%_70%
Sưng các tuyến nước bọt khác                          10%
Hệ thông thần kinh trung ương:
VMN Tăng lympho không triệu chứng               50%
Viêm màng não không triệu chứng                   10%
Viêm não                                                        1/6000
Bệnh lý về hệ thần kinh khác                            4%  (phát hiện bằng test)
Viêm tinh hoàn,mào tinh hoàn                          20% (ở nam sau dậy thì)
Viêm buồng trứng                                           5%   (ở nữ sau dậy thì)
Viêm tuyến vú                                                 7%-30% (ở nữ sau dậy thì)
Viêm tụy                                                         5%
Viêm thận (có bất thường về chức năng thận thoáng qua)                           >60% (hiếm khi tử vong)
Viêm cơ tim,viêm ngoại tâm mạc,  có bất thường trên ECG                               5-15% (hiếm khi tử vong)
Các biểu hiện khác:  Viêm khớp, viêm tuyến giáp,  Viêm tuyến tiền liệt, viêm gan,  Viêm kết mạc, viêm kết mạc,  Viêm mống mắt, giảm tiểu cầu, Gia tăng sẩy thai (chỉ 3 tháng đầu của thai kỳ)
Điếc vĩnh viễn (75% điếc một bên)               1/20000-1/15000

Viêm tuyến nước bọt mang tai và các túyên nước bọt khác

Thời kỳ ủ bệnh: trung bình 16-18 ngày (thay đổi tư 12-25 ngày)

Thời kỳ khởi phát: thường bắt dầu với các triệu chứng chính không đặc trưng của đường hô hấp trên và dưới. Toàn thân: mệt mỏi, chán ăn, đau nhức mình mẩy, sốt nhẹ, kéo dài vài ngày trước khi sưng tuyến mang tai

Toàn phát: Bắt đầu sưng tuyến mang tai, sốt giảm và các biểu hiện triệu chứng tại các cơ quan liên hệ
Thời kỳ này thường đột ngột sau thời kỳ khởi phát, tuyến mang tai sưnng tối đạt tối đa sau 1-3 ngày và giảm dần sau 7-10ngày. Hiếm khi kéo dài quá 2 tuần. Sưng cả 2 tuyến chiếm 3/4 trường hợp, sưng tuyến bên này rồi lan sang tuyến bên kia, một đôi khi kèm sưng tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi.

Tuyến mang tai sưng từ tai đến dưới hàm và lan ra tận gò má, mất rảnh trước và sau tai. Vùng da trên tuyến không nóng và đỏ như trong viêm tuyến mang tai nhiễm trùng, có tính đàn hồi và không để lại đấu ấn ngón tay.

Bệnh nhân có cảm giác đau tai nhất là khi ăn, hoặc uống các thức ăn có vị chua do nghẽn ống Wharton hoặc Stensen.

Sưng tuyến dưới hàm và dưới lưỡi có khi lan xuống tận phần trước của ngực. Phù nề thanh môn hiếm xảy ra nhưng nếu xảy ra thì phải khai khí quản.

Khám họng thấy miệng các lỗ ống tuyến nước bọt có thể trở nên đỏ, phù nề và có những điểm xuất huyết nhỏ.

Tòan thân vẫn tiếp tục sốt 38-390C nhức đầu, chán ăn, đau mỏi tòan thân, đặc biệt ở trẻ em.Các triệu chứng thực thể khác gần như vắng mặt.

Chẩn đoán sớm dựa vào: Sốt - Đau mỏi toàn thân - Tuyến mang tai sưng một bên rồi lan sang bên kia

4. Các biến chứng thường gặp

- Viêm tinh hòan-mào tinh hòan: xảy ra khỏang 20% ở nam giới sau tuổi dạy thì bị quai bị, hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Trong số này chỉ có 15-25% xảy ra hai bên; 2/3 trường hợp xảy ra trong tuần lễ đầu,1/3 còn lại xảy ra ở tuần thứ 2. Một đôi khi viêm tinh hòan xảy ra mà không có viêm tuyến mang tai.

Tòan thân: Sốt cao 39-410C, ớn lạnh, nôn mủa, đau vùng bìu.

Thăm khám: Vùng da bìu đỏ, tinh hòan sưng lớn to gấp 3 -4 lần bình thường, nóng cứng, các triệu chứng này biến mất sau 1 tuần .

85% trường hợp viêm tinh hòan là viêm mào tinh hòan

35% trường hợp teo tinh hòan và thường là 1 bên, nếu teo xảy ra ở 2 bên có thể vô sinh hoặc có thể bất thường về tinh dịch.

Testosteron huyết tương tăng trong suốt giai đọan viêm tinh hòan cấp, trở lại bình thường khi hồi phục
Nhồi máu phổi được ghi hnận có lẽ do viêm tắc tĩnh mạch tiền liệt tuyến và đám rối chậu trong viêm tinh hòan.              

- Viêm màng não và viêm não:

Hệ thống TKTW và vị trí tổn thương ngoại tuyến thông thường nhất trong quai bị . Ở Mỹ trước khi có vaccine quai bị có khỏang 10% viêm màng não vô khuẩn trong quai bị . Hiện nay chỉ còn 1% .          Các biểu hiện ở hệ thống TKTW xảy ra 3-10 ngày sau sưng tuyến mang tai (có khi 2-3 tuần sau), bao gồm: cứng cổ, nhức đầu, nôn mủa, ngủ gà. Các triệu này giảm dần sau 3-10 ngày và thường khỏi hòan tòan.

Dịch não tủy có những biến đổi bất thường có thẻ kéo dài khỏang 1 tháng:

Protein bình thường hoặc tăng nhẹ

Glucose bình thường

Tế bào < 500/mm3, đa số là Lympho, có khỏang 20-25% trường hợp có Neutrophile tăng
Viêm não quai bị ít xảy ra hơn, tần suất 1/6000, nam > nữ, xảy ra 7-10 ngày sau sưng tuyến mang tuyến mang tai hoặc xảy ra cùng lúc, các triệu chứng đặc thù: Dấu thần kinh khu trú, rối lọan tác phong, ý thức trì trệ.

Các biểu hiện ít gặp là viêm tủy cắt ngang, viêm dây thần kinh sọ não, viêm đa dây thần kinh, hội chứng Guilain Barré, mù vỏ não (Corticalblindness) và thất điều. Ơ trẻ em có thể gặp não úng thủy do tắc lỗ thông não thất sau quai bị.

- Điếc và giảm thính lực

Đây làmột thể điếc thần kinh (senssorineural deafness) biến chứng của quai bị, 4% điếc thóang qua trong giai đọan cấp và 1/15.000-1/20.000 điếc vĩnh viễn thường một bên, tuy nhiên điếc hai bên có thể xảy ra, thường do viêm nội dịch mê đạo trong tai

- Viêm tuyến vú và viêm buồng trứng:

Xảy ra ở nữ sau tuổi dậy thì:
Viêm tuyến vú (7-30%)
Viêm buồng trứng (5%): Triệu chứng gồm: sốt, nôn mủa, đau bụng đau hố chậu. Khám vùng hố chậu thấy buồng trứng căng, biến chứng vô sinh ít gặp.

- Viêm tụy

Xảy ra khỏang 5% trường hợp, thường khó chẩn đóan. Viêm tụy có thể xảy ra mà không có dấu hiệu của quai bị, do đó trẻ em và người trẻ tuổi viêm tụy đơn thuần phải cần chẩn đóan gián biệt với các nguyên nhân gây viêm tụy khác. Các triệu chứng bao gồm sốt, nôn mửa và đau thượng vị. Thường hôì phục sau một tuần.

- Viêm cơ tim và màng ngoài tim

15% trường hợp bệnh nhân quai bị có thay đổi trên điện tâm đồ, thông thường nhất là kéo dài thời gian dẫn truyền nhĩ thất, cón ST-T không thay đổi đặc hiệu. Viêm màng ngoài tim hoặc viêm cơ tim được ghi nhận nhưng viêm cả 2 thường hiếm. Tử vong có nhưng ít.

- Viêm khớp

Thường 2 tuần sau khi viêm tuyến mang tai và có thể kéo dài đến 5 tuần. Viêm đa khớp và viêm các khớp lớn khỏi hòan tòan không để lại di chứng thưòng xảy ra ở nam giới tuổi 20-30.

- Rối lọan chức năng thận

Thường nhe, được tìm thấy >50%, bao gồm giảm khả năng cô đặc nước tiểu, đái ra máu vi thể hoặc protein niệu thoáng qua.

5. Đặc điểm cận lâm sàng

- CTM: Trong quai bị không biến chứng nhìn chung không có biế đổi gì lớn, chủ yếu là BC giảm nhẹ

- Tốc độ lắng máu: Chỉ tăng khi có viêm tụy và viêm tinh hòan

- Amylase máu: Tăng trong viêm tụy và viêm các tuyến nước bọt và có khi tăng ở những bệnh nhân viêm não, màng não quai bị mà không có sưng tuyến mang tai trên lâm sàng. Ngược với Amylase máu, Lipase huyết thanh chỉ tăng trong viêm tụy kèm với tăng đường máu và đường niệu (+) có thể xảy ra

- Dịch não tủy: Không có sự tương quan giữa số lượng tế bào đếm được và múc độ trầm trọng của thương tổn hệ thần kinh.

BC: 0-200/mm3 giai đọan đầu, neutrophile chiếm ưu thế, về sau chủ yếu là lympho.

- Phân lập virus: Virus có thể phân lập được từ máu, chất tiết ở cổ họng, từ ống Stensen, DNT, nước tiểu.

- Phương pháp miễn dịch huỳnh quang: Phát hiện sự hiện diện của virus của tế bào họng thanh quản sớm hơn trong vònh 2-3 ngày.

- Huyết thanh chẩn đóan: Test ELISA khá đặc hiệu và được áp dụng rộng rãi nhất, xác định sự đáp ứng của kháng thể đặc hiệu IgM, IgG.

Test cố định bổ thể: phát hiện kháng thể kháng V (virion) và kháng thể kháng S ( kháng nguyên nucleocapside hòa tan ), để chẩn đóan gian đọan cấp của bệnh, trong giai đoạn cấp cá kháng S mà không có kháng thể V, nếu sau 2-3 tuần hiệu giá kháng thể tăng gấp 4 lần thì chẩn đóan chắc chắn. Kháng thể S tồn tại vài tháng và kháng thể V tồn tại nhiều năm.

6. Cần phân biệt bệnh với

- Trường hợp có sưng tuyên mang tai ta cần gián biệt với viêm tuyyến mang tai do nhiễm virus (coxaskie, virus cúm và phó cúm) hoặc vi khuẩn (có mủ chảy ra ở lổ đổ của ống stenon), một đôi khi sưng tuyến nướuc bọt mang tai có thể gặp ở người nghiện rượu,SDD, ure máu cao, đái đường, sỏi tuyế nước bọt gây tắc (chẩn đóan: hỏi tiền sử và chụp XQ ) .

- Viêm hạch bạch huyết góc hàm do bạch hầu:

Bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm độc nặng kèm giả mạc ở họng hoặc viêm phản ứng do nhiễm trùng vùng hầu họng, răng.

- Một số bệnh tòan thể khác như: Lao, hodgkin, lupus ban đỏ, viêm tuyến mang tai kèm theo viêm tuyến lê và móng mắt (hội chứng Mickulizz) có thể bắt đầu đột ngột sưng tuyến mang tai nhưng không đau và kéo dài.

- Phân biệt viêm tinh hòan do quai bị và một só viêm tinh hòan khác: do nhiễm khuẩn hay gặp là: lậu, lao, lepstospira, thủy đậu, Brucellose.

- Viêm tụy cấp trong quai bị cần gián biệt với thủng tạng rỗng như: dạ dày, ruột thừa, cơn đau quặn gan, quặn thận(và triệu chứng chướng bụng và đau dữ dội).


Tags: bieu hien cua hivbieu hien cua benh hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net


Những điều cần biết về bệnh Rubella

1.  Tác nhân gây bệnh

- Năm 1962, virus gây bệnh Rubella được phân lập từ nuôi cấy tế bào trong dịch mũi họng của người bệnh do công của 2 khoa học gia Parkman và Weller.
- Virion Rubella có đường kính từ 60 – 70 nm, là một virus ARN có hình cầu và được phân loại thuộc họ Togaviridae, thuộc giống Rubivirus
- Rubella không vững bền và bị bất hoạt bởi những dung môi có chứa lipid, trypsin, formalin, tia cực tím, pH thấp, nhiệt độ…

2. Đường lây truyền

- Bị mắc bệnh do lây nhiễm bởi giọt virus qua đường mũi họng
- Trẻ mắc CRS sẽ đào thải nhiều virus trong dịch tiết hầu họng, trong nước tiểu và đó là nguồn truyền nhiễm cho người tiếp xúc
- Trong điều kiện sống khép kín, như trại lính, thì tất cả những người cảm nhiễm đều có thể bị nhiễm virus rubella.

3. Dấu hiệu bệnh

- Tiền triệu ( Trước khi phát ban 1 – 7 ngày ):
+ Mệt mỏi, đau đầu, sốt, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch
+ Triệu chứng về hô hấp rất nhẹ hoặc không có
+ Ở trẻ em, phát ban có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh
- Nổi ban
+ Ban bắt đầu mọc ở trán , mặt và lan xuống lưng và các chi.
+ Ban dạng dát sẩn nhỏ, màu sáng hơn so với ban sởi nhưng có thể kết hợp thành quầng đỏ, rộng.
+ Ban tồn tại từ 1 – 5 ngày, nhưng hay gặp nhất là 3 ngày ( Sởi 3 ngày )
- Sưng và đau các khớp cổ tay, khớp gối, ngón tay không phải lúc nào cũng xảy ra, nếu có thì biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn phát ban và kéo dài từ 1 – 14 ngày sau khi các biểu hiện khác của Rubella mất đi. Một năm sau có thể tái phát lại.
- Đau tinh hoàn ở người trẻ tuổi đôi khi được thông báo.

4. Những dị tật bẩm sinh ở trẻ khi mẹ mang thai bị nhiễm Rubella

- Điếc
- Đục thuỷ tinh thể
- Tật mắt nhỏ
- Tăng nhãn áp bẩm sinh
- Tật đầu nhỏ
- Viêm não -màng não
- Thông ống động mạch ( ống BOTAL)
- Thông vách ngăn giữa các buồng tim
- Gan to – Lách to
- Bệnh mềm xương
- Tiểu đường do Insulin
- Chậm phát triển tâm thần

5.  Hướng điều trị

- Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
- Nghỉ ngơi
- Uống nhiều nước và chất dinh dưỡng
- Hạ nhiệt (nếu cần)
- Giảm đau (Nếu cần)
- Điều trị triệu chứng nếu cần thiết nhưng phải tuân theo sự hướng dẫn của Y, bác sĩ

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về bệnh lậu, nếu có những thắc mắc thêm về sức khỏe các bạn hãy gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.


Tags: bieu hien cua hivbieu hien cua benh hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Xét nghiệm và chẩn đoán HIV ở trẻ nhỏ

Xét nghiệm hiện nay là phương pháp duy nhất để phát hiện HIV. Để xét nghiệm, các kỹ thuật viên sẽ lấy một ít máu và tìm kháng thể HIV trong đó. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xét nghiệm, giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác và nhanh chóng hơn.


Việc phân tích các kháng thể HIV dương tính cho trẻ dưới 18 tháng trong xét nghiệm rất phức tạp, do kháng thể HIV của người mẹ có thể còn tồn tại đến 18 tháng (nếu trẻ không bị nhiễm HIV, kháng thể này sẽ mất dần đi và sẽ hết vào khoảng tháng thứ 9 đến trước 18 tháng tuổi). Vì vậy, việc xét nghiệm trước 6 tuần tuổi tìm DNA và RNA của virut có thể phát hiện virut HIV ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, kết quả không hoàn toàn chính xác. Trẻ cần được xét nghiệm lại lúc 6 tháng tuổi với tỷ lệ chính xác lúc này là 100%. Từ khi trẻ 18 tháng tuổi, việc chẩn đoán những trường hợp nhiễm HIV dương tính giống như người lớn gồm:

Các xét nghiệm phát hiện kháng thể

Xét nghiệm kháng thể là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV. Qui trình gồm sàng lọc ban đầu bằng sét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA), hoặc kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng SERODIA-HIV (Microtier-Particle-Agglutination ); Kỹ thuật chấm thấm (thử nghiệm nhanh). Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang, thử nghiệm kết tủa miễn dịch phóng xạ

Các xét nghiệm phát hiện kháng nguyên HIV

Xét nghiệm trực tiếp: Phát hiện chính bản thân HIV, bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên (kháng nguyên p24), bằng các kỹ thuật nuôi cấy HIV từ máu, tế bào, tổ chức, bạch cầu lympho, dịch sinh dục, não tủy; Các kỹ thuật lai ghép phân tử, phản ứng khuyếch đại chuỗi (PCR: polymerase chain reaction); Phát hiện kháng nguyên p24 bằng kỹ thuật ELISA. Đây là xét nghiệm thường dùng nhất cho trẻ em.
Ngoài ra, còn có các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mircoglobulin beta huyết thanh, kháng nguyên p24...


Ngoài ra, còn có các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mircoglobulin beta huyết thanh, kháng nguyên p24...

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định trẻ bị nhiễm HIV phải dựa vào các xét nghiệm chứng tỏ sự có mặt của HIV trong máu hoặc tổ chức cơ thể trẻ, bằng cách phát hiện các kháng nguyên hay kháng thể HIV, và sự thay đổi miễn dịch khi có bệnh.

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới 1985, có thể nghi ngờ HIV trẻ em, khi trẻ là con của những người mẹ được xác định có nhiễm HIV và có ít nhất 2 triệu chứng chính và 2 triệu chứng phụ sau đây, mà không có nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch nào khác.

- Triệu chứng chính: Sụt cân, phát triển chậm bất thường; Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng; Sốt kéo dài trên 1 tháng.

- Triệu chứng phụ: Hạch to toàn thể, nhiều vùng, kéo dài; Nhiễm Candida ở hầu, họng tái phát; Nhiễm trùng tái phát; Ho dai dẳng; Chàm hoặc viêm da toàn thân; Nổi mụn rộp toàn thân (bệnh Herpes); Bệnh Zona (giời leo) tái đi tái lại.

Với trẻ sinh ra ở người mẹ mà huyết thanh dương tính với HIV, điều đầu tiên phải xác định là trẻ có bị nhiễm HIV không. Để chẩn đoán sớm, lúc này phải sử dụng các kỹ thuật cấy virus, PCR và tìm kháng nguyên p24, cần tiến hành nhiều lần, lúc sinh, lúc 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng tuổi. Với 3 kỹ thuật này, câu trả lời có thể xác định được lúc sinh là 50%, lúc 1 tháng là 75% và lúc 6 tháng là 100%. Hai điều cần tư vấn lúc này là: Hoãn tiêm phòng BCG, chờ khi có kết quả chẩn đoán xác định và ngưng bú mẹ là tốt nhất, để phòng lây nhiễm qua sữa mẹ.

Phải thăm khám trẻ định kỳ, lúc sinh, 1 tháng, rồi 3 tháng một lần cho đến 18 tháng tuổi. Nếu trẻ không bị nhiễm HIV, các thông số về miễn dịch, máu đều bình thường, kháng thể IgG-anti HIV từ mẹ chuyền sang con giảm dần từ tháng thứ 7 sau sinh và mất lúc 18 tháng.

Nếu trẻ bị nhiễm HIV, các thông số sau đây chứng tỏ sự tiến triển: Có bất thường ở công thức máu (thiếu máu, giảm tiểu cầu); Tế bào T4 giảm nhanh; Tăng gamma globulin máu (đặc biệt là IgA) và tăng beta2-microglobulin; Kháng nguyên p24 trong máu dương tính và tăng dần; Kháng thể IgG-anti HIV trên 7 tháng không giảm mà tăng thêm.

Về lâm sàng trẻ có biểu hiện gan - lách to, nhiễm khuẩn tái phát, viêm phổi do Pneumocystic carinii hay viêm phổi kẽ thâm nhiễm lympho, tưa miệng, rồi dần dần xuất hiện các triệu chứng của AIDS thực sự.

Nguồn tổng hợp

Chú ý: Trên đây là một số thông tin tham khảo về xét nghiệm HIV ở trẻ em. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.


Tags: bieu hien cua hivbieu hien cua benh hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Nên và không nên khi sử dụng Bao cao su

Bao cao su giống như đai an toàn khi lái ô tô. Dù nó không bảo vệ được 100% nhưng nó là hiệu quả nhất, đơn giản nhất và rẻ nhất, giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây qua đường tình dục (STDs) và cả tránh thai nữa.


Dưới đây là một số điều bạn nên biết khi sử dụng bao cao su:

Nên:

- Chỉ sử dụng chất bôi trơn silicone hay nước, thoa cả bên trong và bên ngoài bao cao su. Thêm chất bôi trơn sẽ giúp cho bao cao su không bị rít và rách.

- Nơi cất trữ bao cao su cần khô, mát, nhưng đừng cho vào tủ lạnh đấy, ở đó quá lạnh đối với đồ dùng nhạy cảm này.

- Luôn kiểm tra hạn sử dụng vì nếu là hàng quá đát, chúng sẽ có xu hướng bị khô, giòn và nứt vỡ.

- Chỉ đi bao cao su khi “cậu nhỏ” cương cứng và ngay trước khi quan hệ tình dục.

- Tìm một loại bao cao su mà vừa vặn với mình nhất. Nếu nó quá nhỏ thì sẽ dễ nứt vỡ, còn quá lớn thì sẽ gây ra sự lỏng lẻo. Hãy thử để biết loại nào tốt nhất cho bản thân mình.

- Sử dụng bao cao su mới mỗi lần sinh hoạt tình dục.

- Sử dụng bao cao su cùng với các phương pháp tránh thai khác như thuốc uống để tăng thêm hiệu quả.

- Để tinh binh không chạy ra ngoài, cần giữ gốc bao cao su khi “cậu nhỏ rút lui”.

- Gói bao cao su đã sử dụng vào túi và cho vào thùng rác. Chẳng ai thích nhìn thấy 1 bao cao su đã sử dụng vứt vương vãi đâu đó.

Không nên:

- Không bao giờ sử dụng bao cao su đã quá hạn, hay có cảm giác dinh dính hoặc đơn giản là trông chúng không có vẻ an toàn.

- Không sử dụng bao cao su làm từ da động vật. Chúng không giúp phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục. Nếu bị dị ứng với bao cao su thông thường thì nên chọn bao cao su làm từ polyurethane.

- Không để bao cao su tiếp xúc trực tiếp với hơi nóng (để trong túi hay hộp đựng găng trong ô tô hay dưới ánh đèn và không để gần các vật cứng như tiền xu, chìa khóa, cắt móng tay….

- Không dùng răng, móng tay hay bất kỳ vật sắc nhọn nào để mở vỏ chứa bao cao su và chỉ thực hiện việc mở túi trong điều kiện có thể nhìn thấy rõ.

- Không dùng chất bôi trơn có chứa dầu, mỡ hoặc dầu mỡ hay các loại dầu dưỡng dành cho trẻ, sữa hay kem, dầu ăn, kem dưỡng da… Chúng có thể làm mất tác dụng phòng hộ của bao cao su do tạo ra những lỗ nhỏ li ti.

- Không thổi không khí vào bao cao su trước khi sử dụng vì như thế độ an toàn của bao sẽ giảm.

- Không dùng nhiều hơn một bao cao su cho “cậu nhỏ” vào cùng một thời điểm.

- Không sử dụng bao cao su nam và nữ cùng một lúc vì chúng có thể dính vào nhau và trượt đi.

- Không bỏ bao cao su vào xí bệt vì sẽ gây tắc nghẽn đường ống.

Nguồn tổng hợp

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về sức khỏe, nếu có những thắc mắc thêm về sức khỏe các bạn hãy gọi điện đến tổng đài 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: trieu chung hiv giai doan dautriệu chứng hiv giai đoạn đầu,

Tin liên quan: 

Nguồn cachchuabenh.net

Bạn đã biết rõ về HIV/AIDS chưa?

Có rất nhiều loại virut tấn công cơ thể theo các cách thức khác nhau để gây bệnh cho con người. Virut cúm lây lan qua không khí khi người mang mầm bệnh ho hoặc hắt hơi. Một số loại lây qua đường ăn uống có thể gây rối loạn tiêu hóa. Nhưng HIV là một loại virut gây ra bệnh lý AIDS dẫn đến tử vong và hiện vẫn chưa có thuốc nào chữa khỏi...

Cơ chế hoạt động của HIV

HIV là một loại virut gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy yếu dần mà mất khả năng chống lại bệnh tật. "Đáp ứng miễn dịch" là khả năng của cơ thể chống lại bệnh tật. Khả năng này có được  là nhờ hệ thống  miễn dịch. Hệ thống miễn dịch gồm nhiều thành phần, trong đó có "tế bào có chức năng bảo vệ" còn gọi là "bạch cầu" bao gồm cả tế bào CD4 (một loại tế bào bạch cầu). HIV tấn công hệ thống miễn dịch bằng cách tiêu diệt CD4, là tế bào đóng vai trò chủ chốt trong việc triệt tiêu các mầm bệnh hoặc nhiễm khuẩn. Sau một thời gian, HIV âm thầm nhưng liên tục phá vỡ tế bào bạch cầu khiến hệ miễn dịch mất dần chức năng bảo vệ cơ thể. Hậu quả kéo theo là các loại bệnh lý, nhiễm  khuẩn vốn trước rất khó tấn công nay ồ ạt xâm nhập cơ thể. Người nhiễm HIV sẽ tử vong khi hệ miễn dịch của họ bị "đánh sập" hoàn toàn do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Quá trình tấn công hệ miễn dịch của virut có thể kéo dài nhiều năm. Trong thời kỳ này người nhiễm HIV không có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào, nhưng nguy cơ lây cho người khác là rất cao.

AIDS là gì?

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) là một tập hợp nhiều triệu chứng của một loại bệnh. Trong trường hợp của AIDS, những triệu chứng này là hậu quả của hệ miễn dịch suy kiệt. Khi bị HIV tàn phá (không còn đủ tế bào CD4), hệ miễn dịch mất khả năng bảo vệ cơ thể, vì thế cơ thể dễ nhiễm "các nhiễm trùng cơ hội" và khối u. Đây chính là những bệnh lý liên quan đến HIV. Lúc này cơ thể người nhiễm dễ bị tổn thương và nhiễm nhiều loại bệnh lý như lao, viêm phổi và các dạng ung thư. Không như các loại bệnh khác, người bị AIDS có các biểu hiện lâm sàng khác nhau tùy vào loại nhiễm trùng cơ hội mà họ mắc phải. Vì lý do này ta không thể chẩn đoán AIDS dựa vào một triệu chứng hoặc dấu hiệu đơn lẻ mà phải do một bác sĩ chuyên khoa thực hiện.


Khi một người mới nhiễm HIV, họ trông vẫn khỏe mạnh bình thường như bao người khác. Nếu không được điều trị và sau một thời gian hệ miễn dịch bị HIV liên tục tấn công, người nhiễm sẽ có những biểu hiện triệu chứng và bệnh lý, cơ thể suy yếu dần. Sau cùng sẽ tiến triển đến giai đoạn cuối cùng là AIDS.

Chúng ta không thể quan sát hoặc "cảm nhận" một người có nhiễm HIV hay không qua hình dáng bên ngoài của họ  mà cần phải làm xét nghiệm (ví dụ như xét nghiệm máu) mới xác định được tình trạng nhiễm HIV. Vì người nhiễm HIV không có biểu hiện triệu chứng hay bệnh lý trong một thời gian dài. Đây chính là giai đoạn nhiễm "không triệu chứng". Sau một thời gian, khi HIV có khả năng phá hủy hệ miễn dịch, người nhiễm sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng do virut gây ra. Lúc này họ chuyển sang giai đoạn nhiễm "có triệu chứng". Những dấu hiệu của AIDS cũng bắt đầu khởi phát trong thời kỳ này. Nếu không được điều trị, chăm sóc và hỗ trợ thì khả năng tử vong của người trong giai đoạn AIDS rất cao.

Nhiều người không biết mình bị nhiễm HIV/AIDS, vì vậy mà lây truyền virut ra bên ngoài một cách không ý thức. Nhiễm HIV cũng làm tăng nguy cơ mắc các nhiễm  khuẩn lây truyên qua đường tình dục.

Nhiễm HIV bao lâu thì chuyển sang AIDS?

Điều đó còn tùy thuộc vào thể trạng (cơ địa) và tinh thần của mỗi người. Ngoài ra những yếu tố khác cũng góp phần đáng kể như mức độ chăm sóc, hỗ trợ, lối sống, chế độ nghỉ ngơi, vận động, dinh dưỡng hợp lý, yếu tố tinh thần... Thời gian này có thể kéo dài từ 3 - 10 năm, thường là 9-10 năm. Tuy nhiên do thuốc điều trị ngày càng sẵn có, nếu được chăm sóc y tế tốt, được tiếp cận thuốc đặc trị, người nhiễm có thể duy trì cuộc sống khỏe mạnh, có ý nghĩa trên 20 năm.

Nếu như chuyển sang giai đoạn AIDS mà không được tiếp cận điều trị, chăm sóc y tế tốt, người nhiễm thường sống thêm được 1 năm. Ngược lại nếu được chăm sóc y tế và điều trị thuốc ARV họ sẽ duy trì được sự sống trong một thời gian dài tính bằng năm. Ngày nay, nhiều người được tiếp cận thuốc đặc trị và thuốc giúp làm giảm nồng độ HIV trong cơ thể khiến hệ miễn dịch được phục hồi, người nhiễm trở lại giai đoạn không triệu chứng.

Ai có thể nhiễm HIV?

Một số người cho rằng ai đó trông mập mạp, khỏe mạnh hoặc thuộc tầng lớp cao trong xã hội thì không thể bị nhiễm HIV. Ngược lại, ai trông nghèo đói, thuộc nhóm mại dâm hay tiêm chích ma túy mới có thể bị nhiễm. Đây là một suy nghĩ sai lầm.

HIV không phân biệt giai tầng xã hội, không phân biệt kẻ mập, người gầy. HIV lây lan do hành vi và những ai thực hiện những hành vi nguy cơ hoặc tiếp xúc với nguồn lây đều có thể bị nhiễm. Nhiễm HIV không liên quan đến giai cấp, bề ngoài, tuổi tác, học vấn, nghề nghiệp, dân tộc hay bất kỳ yếu tố nào khác. Ngoại lệ duy nhất là trẻ em. Các em mặc dù không thực hiện hành vi nguy cơ cao nào vẫn có thể lây nhiễm từ mẹ có HIV dương tính.

Xuân Thủy (Theo tài liệu của FHI)
Theo Sức Khỏe Đời Sống

Trên đây là một số thông tin tham khảo về HIV/AIDS. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: trieu chung hiv giai doan dautriệu chứng hiv giai đoạn đầu,

Tin liên quan: 

Nguồn cachchuabenh.net


Tình dục bằng miệng và HIV

Khả năng lây truyền HIV phụ thuộc vào các đường tiếp xúc, HIV có thể được lan truyền dễ dàng qua các quan hệ tình dục qua đường hậu môn không được bảo vệ, quan hệ tình dục thông thường không được bảo vệ, tiêm chích ma túy mà dùng chung bơm kim tiêm. Quan hệ tình dục không được bảo vệ là quan hệ tình dục không dùng bao cao su hay dùng một hàng rào ngăn cản nào đó.

Quan hệ tình dục bằng miệng được coi là ít rủi ro hơn nhưng không phải là không có nguy cơ. Tình dục bằng miệng liên quan đến việc tiếp xúc giữa miệng và bộ phận sinh dục. nó bao gồm được hay tiến hành liếm, bú, mút, day cắn âm hộ, âm đạo, âm vật, môi bé, môi lớn hay dương vật, hậu môn.

HIV có cả trong dịch tiết sinh dục nữ và dịch tiết sinh dục nam. HIV không lây truyền qua nước bọt. Nó thể lây truyền qua các tổn thương của bệnh hoa liễu khi quan hệ bằng miệng như giang mai, herpes, lậu…

Các nghiên cứu về nguy cơ khi quan hệ tình dục bằng miệng (Oral sex)

Mặc dù quan hệ tình dục bằng miệng có nguy cơ thấp hơn, một số báo cáo đã chỉ ra sự lây nhiễm HIV qua con đường này. Một số nghiên cứu đã cố gắng chỉ ra mức độ nguy cơ lây nhiễm HIV qua oral sex nhưng rất khó để nói một con số chính xác. Khi lây nhiễm HIV, nó có thể là hậu quả tình dục bằng miệng hay là hậu quả của các kiểu quan hệ tình dục khác. Nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục bằng miệng tăng lên đáng kể khi vệ sinh răng miệng kém, vết loét sinh dục hay có sự hiện diện của các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.

Thông điệp ở đây là: Quan hệ tình dục bằng miệng có nguy cơ lây nhiễm HIV nhỏ nhưng là nguy cơ thực sự.

Lời khuyên cho tình dục bằng miệng an toàn hơn  (Tips for Safer Oral Sex)


TÌnh dục bằng miệng sẽ nguy cơ hơn nếu bạn hoặc đối tác có các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (hoa liễu – STD) không được điều trị hoặc vệ sinh răng miệng kém (Chảy máu, loét, nướu răng…) hoặc xuất tinh trong miệng. Những điều sau bạn có thể làm để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục bằng miệng:

- Không có tình dục bằng miệng nếu bạn hoặc đối tác của bạn có vết loét miệng (chẳng hạn như tổn thương herpes miệng).

– Nhìn vào bộ phận sinh dục của đối tác của bạn tìm tổn thương (vết cắt, vết xước, vết loét).

+ Nếu bạn tìm thấy một cái gì đó, tránh tiếp xúc với khu vực đó cho đến khi nó được chăm sóc y tế. Rất hiếm khi là những tổn thương bộ phận sinh dục là kết quả của sức nóng, thời tiết, hoặc quần áo.
– Không dùng chỉ tơ nha khoa, đánh răng, hoặc làm bất cứ điều gì mà có thể tạo ra các vết xước hoặc gây chảy máu trong miệng của bạn trước khi thực hiện tình dục bằng miệng. Sử dụng nước súc miệng bạc hà để thay thế.
- Tránh nuốt chất lỏng dịch tiết, tinh dịch, hoặc dịch âm đạo.
– Sử dụng bao cao su cho quan hệ tình dục bằng miệng vớ đàn ông (được bôi trơn và có hương vị).
- Nếu bạn thực hiện tình dục bằng miệng mà không có bao cao su, hãy dùng bàn tay của bạn lúc gần kết thúc, hoặc nhổ tinh dịch ra ngoài và rửa sạch với nước súc miệng thay vì nuốt nó.
+ Đập Nha khoa là hình vuông được làm từ cao su. Bôi một số chất bôi trơn gốc nước trên một mặt của đập nha khoa hoặc bao cao su đã bị cắt mở. Sau đó kéo căng đập hoặc bao cao su trong âm đạo hoặc hậu môn với phía được bôi trơn quay xuống. Điều này cung cấp cho bạn một hàng rào mỏng giữa miệng và âm đạo hoặc hậu môn. (Một số người sử dụng nhựa bọc thực phẩm như là một rào cản. Bọc nhựa đã được chứng minh để ngăn chặn việc truyền các bệnh nhiễm trùng herpes, nhưng đã có nghiên cứu về sự không hiệu quả của nó trong việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV.
– Tránh tình dục bằng miệng – âm đạo trong suốt chu kỳ hành kinh để ngăn ngừa tiếp xúc với máu.
– Hãy chăm sóc răng miệng của bạn. Nguy cơ lây nhiễm HIV gia tăng khi tình dục bằng miệng nếu bạn bị chảy máu nướu răng, vết xước, vết loét, hoặc nhiễm trùng trong miệng.
– Sử dụng lựa chọn thay thế.
+ Hãy thử massage hoặc thủ dâm lẫn nhau.
+ Hãy thử một máy rung (sử dụng bao cao su khi dùng chung).
– Tránh quan hệ tình dục bằng miệng với người đàn ông nếu dương vật hoặc cổ họng hay lưỡi của bạn bầm tím  (đôi khi gây ra bởi “quan hệ sâu trong họng”), hoặc nếu bạn gặp chấn thương quanh miệng.

- Sử dụng một đập nha khoa hoặc bao cao su cắt mở cho quan hệ tình dục bằng miệng với một người phụ nữ hoặc rimming (liếm hậu môn).

Hãy tự chăm sóc bản thân

Tuy nguy cơ bị lây nhiễm HIV thông qua quan hệ tình dục bằng miệng không được bảo vệ là thấp hơn so với quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo không được bảo vệ, nhưng nó không phải là không có rủi ro. Nếu bạn hoặc đối tác của bạn đang sống với HIV (HIV +), bạn nên quyết định những bước thực hiện để làm cho tất cả các loại quan hệ tình dục an toàn nhất có thể. Hãy nhớ rằng vệ sinh răng miệng xấu và tinh dịch trong miệng của bạn có thể làm cho tình dục bằng miệng nhiều rủi ro hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu về những vấn đề này, hãy tìm đến một nhà giáo dục quan hệ tình dục hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại địa phương, hoặc trung tâm phòng chống AIDS.

TH

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về sức khoẻ, nếu có những thắc mắc thêm về sức khỏe, các bạn hãy gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: trieu chung hiv giai doan dautriệu chứng hiv giai đoạn đầu,

Tin liên quan: 

Nguồn cachchuabenh.net

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em