TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Bệnh cúm lây lan như thế nào?

Khi xuất hiện các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt, mất cảm giác thèm ăn … có thể đó là những dấu hiệu của bệnh cúm. Thực tế bệnh cúm có lây truyền không? Và lây truyền như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi đó.




Bệnh cúm dễ lây lan qua những giọt chất dịch tiết ra khi người bệnh ho hoặc hắt xì hơi vào không khí

Bệnh cúm có lây không?

Theo các chuyên gia, cúm thông thường lây lan qua những giọt chất dịch tiết ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí. Những người nhiễm bệnh có khả năng lây bệnh khi họ có các triệu chứng bệnh (khoảng 1 tuần ở người lớn và 2 tuần ở trẻ nhỏ).
Bệnh cúm thường xảy ra ở phạm vi vài ổ dịch nhỏ, nhưng các đợt dịch lớn có khuynh hướng xảy ra sau mỗi vài năm. Các đợt dịch (khi bệnh lây lan nhanh và ảnh hưởng đến nhiều người tại một khu vực trong cùng thời điểm) xảy ra cao điểm trong vòng 2 hoặc 3 tuần sau khi những ca bệnh đầu tiên xuất hiện và sau đó bắt đầu giảm dần.

Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh cúm

Việc vaccine ngừa cúm thường được tiến hành từ tháng 9 đến giữa tháng 11 (mặc dù việc vaccine này có thể thực hiện vào các thời điểm khác trong năm). Tiêm vaccine giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cho một người đến 80% vào mùa bệnh.
Tuy nhiên do vaccine ngừa cúm ngăn ngừa sự nhiễm của chỉ một vài virus có thể gây ra các triệu chứng giống cúm nên việc tiêm vaccine này cũng không đảm bảo bạn và gia đình không mắc bệnh vào mùa cúm, song nó giúp bệnh nhân giảm bớt số các triệu chứng và các triệu chứng cũng nhẹ hơn so với người không tiêm vaccine.
Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng việc tiêm vaccine ngừa cúm cho trẻ từ năm ngoái sẽ không có tác dụng bảo vệ trẻ trong mùa cúm năm nay, bởi khi đó vaccine đã hết hiệu lực và vì virus cúm luôn biến đổi hàng năm. Điều này cũng giải thích vì sao vaccine cúm luôn được hiện đại hóa mỗi năm, bao gồm cả các chủng virus mới nhất.

Những đối tượng nên và không nên tiêm ngừa cúm

Những đối tượng sau nên tiêm ngừa cúm:
  • Tất cả trẻ từ 6 tháng tuổi đến 18 tuổi
  • Người từ 50 tuổi trở lên
  • Phụ nữ dự định mang thai
  • Người có bệnh tim, phổi, thận, gan, suyễn, rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, thiếu máu và các rối loạn về máu khác
  • Người nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc những bệnh có ảnh hưởng lên hệ miễn dịch
  • Người điều trị kéo dài với corticoide
  • Người điều trị ung thư với tia xạ hoặc thuốc
  • Người có rối loạn về cơ và thần kinh có thể dẫn đến khó thở, khó nuốt
  • Người từ 6 tháng đến 18 tuổi đang điều trị aspirin dài hạn vì có thể bị Hội chứng Reye nếu bị cúm.
  • Những người ở trong nhà an dưỡng hoặc các cơ sở chăm sóc bệnh mạn tính
  • Nhân viên y tế
  • Người chăm sóc hoặc có tiếp xúc trong gia đình với trẻ 0 đến 5 tuổi, người từ 50 tuổi trở lên, những người bệnh có nguy cơ cao mắc cúm bị biến chứng nặng.
Những đối tượng không nên tiêm ngừa cúm:
Có một số trường hợp không chích ngừa cúm được hoặc nên hoãn chích một thời gian:
Những trường hợp KHÔNG chích ngừa cúm được:
  • Người bị dị ứng nặng với trứng
  • Người bị dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin
  • Người bị dị ứng nặng với lần chích ngừa vắc xin cúm trước đó.
Những trường hợp nên HOÃN chích ngừa cúm:
  • Những người đang mắc bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng, thường nên chờ cho đến khi hồi phục mới chích ngừa cúm.
  • Những người mắc bệnh ở mức độ nhẹ thường có thể chích ngừa cúm được.

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Chăm sóc người nhiễm HIV

Chăm sóc người chuyển sang giai đoạn AIDS nhằm kéo dài thời gian sống, tăng cường chất lượng cuộc sống, phòng lây nhiễm ra ngoài cộng đồng.

Tại sao phải chung sống với HIV/AIDS?

- Trong thời kỳ chưa có biểu hiện lâm sàng, người nhiễm HIV vẫn lao động bình thường, vẫn có khả năng đóng góp lao động của họ cho gia đình và xã hội.

- Có thể sống chung với người nhiễm HIV/AIDS vì HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường. HIV/AIDS tuy dễ lây nhưng vẫn có thể phòng tránh.

- Ai cũng có thể nhiễm HIV, người nhiễm HIV không phải là tội phạm và cần được giúp đỡ.

- Tạo môi trường tốt và cư xử một cách công bằng với người nhiễm HIV/AIDS giúp họ có chất lượng cuộc sống tốt hơn và tham gia tích cực hơn vào các hoạt động phòng tránh, chăm sóc bản thân họ và người nhiễm khác đồng thời có nhiều nỗ lực cho việc bảo vệ cộng đồng.

Quá trình phát triển của bệnh

Một người nhiễm HIV thì không có nghĩa là cuộc sống của họ sẽ bị ngừng lại.Từ khi nhiễm HIV cho đến khi chuyển thành AIDS là một khoảng thời gian dài từ 2 đến 10 năm và có thể còn lâu hơn nữa. Trong thời gian đó người nhiễm vẫn sống khỏe mạnh và làm việc bình thường. Khi HIV xâm nhập vào cơ thể sẽ có 3 xu hướng phát triển:

- Hoặc ng­ười đó mang HIV kéo dài trong 10 năm hoặc lâu hơn mà vẫn khoẻ mạnh và làm việc bình thường nếu họ thay đổi hành vi, thực hiện chế độ dinh d­ưỡng và rèn luyện thân thể tốt.

- Hoặc sẽ phát triển thành AIDS trong vòng 5-7 năm nếu để cho HIV diễn biến tự nhiên trong cơ thể.

- Hoặc sẽ diễn biến rất nhanh thành AIDS trong vòng vài năm nếu tiếp tục có các hành vi nguy cơ (như dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, tiếp tục quan hệ tình dục với nhiều người ...) điều đó một mặt sẽ làm lây truyền HIV cho người khác, mặt khác họ sẽ bị nhiễm thêm HIV từ người khác hoặc bị các nhiễm trùng bội nhiễm kích hoạt cho HIV sản sinh nhanh trong cơ thể làm tiêu huỷ nhanh hệ thống miễn dịch và người đó tự rút ngắn cuộc đời lại.

- Khi một người đã diễn biến thành AIDS, tuỳ điều kiện thuốc men và chăm sóc, người đó có thể sống thêm 1- 5 năm nữa.

- Các thuốc điều trị hiện nay chỉ nhằm chữa các bệnh nhiễm trùng cơ hội và làm chậm lại quá trình phát triển của virus.

Tự chăm sóc bản thân

- Cơ thể bạn cần có thời gian nghỉ ngơi. Cố gắng ngủ 8 tiếng một ngày và hãy nghỉ ngơi bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi.

- Cố gắng gạt đi những buồn phiền, sầu não bởi vì căng thẳng và lo lắng sẽ rất có hại tới khả năng miễn dịch của cơ thể bạn. Hãy nghỉ ngơi, gặp gỡ những người bạn yêu quý và làm những gì mà bạn thích, chẳng hạn như nghe nhạc, đọc sách, báo...

-  Hãy biết quý bản thân mình. Cố gắng giữ niềm tin mà bạn đang có trong cuộc sống.

- Tìm và đón nhận sự trợ giúp và những lời khuyên tốt từ các bác sỹ,...

-  Không nên hút thuốc lá bởi nó rất có hại tới phổi và những bộ phận khác trên cơ thể bạn và sẽ làm cho các loại bệnh cơ hội khác dễ dàng tấn công hơn.

- Rượu cũng đặc biệt có hại tới sức khoẻ của bạn, đặc biệt là ảnh hưởng tới gan. Bên cạnh đó, rượu có thể làm bạn dễ dàng có những hành vi tình dục mà quên đi các biện pháp phòng tránh an toàn.

- Cũng nên tránh những loại thuốc không cần thiết bởi chúng thường có những tác động phụ và có thể ảnh hưởng tới thức ăn và dinh dưỡng của bạn. Nếu bạn sử dụng thuốc thì hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Cuộc sống tình dục

Cũng giống như những người bình thường khác, nhu cầu tình dục của người nhiễm cũng song song tồn tại cùng với những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người như ăn uống, hít thở, sinh sống và quan hệ tình dục.
Kết quả xét nghiệm HIV dương tính có ảnh hưởng lớn tới tâm lý của người bệnh và nhu cầu tình dục cũng chịu sự ảnh hưởng đó. Trong khoảng thời gian đầu sau khi biết kết quả HIV dương tính, cùng với những cảm giác chán chường, mất niềm tin vào cuộc sống, phần lớn những người nhiễm HIV còn rơi vào trạng thái thờ ơ với cuộc sống tình dục. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ dần qua đi khi người đó lấy lại được sự cân bằng trong tâm lý và cuộc sống hiện tại của họ và khi đó nhu cầu tình dục sẽ trở lại vì đây là một bản năng rất tự nhiên của con người. Để đảm bảo an toàn cho người thân và hoặc những người khác trong cộng đồng khi quan hệ tình dục cần sử dụng bao cao su và có những hành vi phù hợp, đặc biệt chú ý người nhiễm quan hệ tình dục bằng miệng với bạn tình vẫn có thể lây nhiễm HIV cho bạn tình nếu không bảo vệ.

Những điều lưu ý khi chăm sóc người nhiễm HIV

Ðể phòng lây nhiễm bệnh khi sống chung với người nhiễm HIV, cần tuân thủ một số nguyên tắc đơn giản sau:

- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi thay chiếu, chăn, quần áo bẩn hoặc sau khi tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể người bệnh.

- Băng kín các vết thương xuất tiết.

- Nếu người bệnh bị chảy máu, cần nhanh chóng rửa sạch bằng các chất liệu tiệt trùng như nước javel, trong khi lau rửa vết máu cần phải mang găng tay (có thể là găng tay dùng trong sinh hoạt hàng ngày), nếu không có găng tay phải dùng giấy hoặc ni lông. Luôn nhớ sau đó phải rửa tay sạch bằng xà phòng.

- Mang găng hoặc lót bằng giấy, túi ni lông khi mang các đồ bẩn.

- Giữ giường, chiếu, quần áo luôn sạch sẽ.

- Khi giặt quần áo hoặc ga giường có dính máu hoặc các dịch tiết khác của cơ thể cần chú ý:

- Ngâm bằng nước javel trong thời gian 20 phút rồi đi găng để giặt.

+ Giặt riêng rẽ với các quần áo của người khác trong gia đình.

+ Giặt bằng xà phòng, vắt khô, gấp và là như bình thường.

+ Không dùng chung các vật đâm qua da, không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tăm răng và tất cả các vật sắc nhọn có thể gây chảy máu.
Nguồn: Tổng hợp
Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.
- See more at: http://www.cachchuabenh.net/benh-truyen-nhiem/cham-soc-nguoi-nhiem-hiv-n98-2980#sthash.b78i2RTp.dpuf

Tags: bieu hien cua hivbieu hien cua benh hivtriệu chứng hiv giai đoạn đầu


Tin liên quan:

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Xét nghiệm HIV bao lâu mới có kết quả?

Thời gian xét nghiệm HIV sớm nhất tại Việt Nam là bao lâu để chính xác và yên tâm nhất? 
Các xét nghiệm HIV nói chung gồm hai loại: Loại thứ nhất nhằm tìm ra kháng thể kháng HIV, loại thứ hai nhằm tìm ra chính bản thân (toàn bộ hay một bộ phận) của HIV.
Trong tầm soát và chẩn đoán HIV, thông thường người ta sử dụng loại xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV trong máu, bao gồm cả test nhanh, Elisa, Western Blot… Xét nghiệm PCR nhằm tìm ra bản thân virus HIV thường chỉ áp dụng trong chẩn đoán nhiễm HIV sớm cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

Chính vì bản chất của xét nghiệm là tìm kháng thể kháng HIV giúp gián tiếp chẩn đoán cơ thể người đó đã nhiễm HIV, nên đòi hỏi thời gian “chờ” để cơ thể sản sinh kháng thể đủ để xét nghiệm phát hiện được. Khoảng thời gian này gọi là “thời kỳ cửa sổ”, được tính khoảng 3 tháng (một số rất ít trường hợp có thể dài hơn, lên đến 6 tháng).
Do vậy, tiêu chuẩn xác định âm tính đòi hỏi thỏa mãn một trong hai tình huống:
- Xét nghiệm âm tính 2 lần liên tiếp, cách nhau ít nhất 3 tháng, không có hành vi nguy cơ nào phát sinh.
- Xét nghiệm âm tính 1 lần, cách lần có hành vi nguy cơ gần nhất ít nhất 3 tháng.
Một điểm cần lưu ý, do tính chất “âm thầm” của loại virus này, ngành y tế luôn khuyến cáo bệnh nhân đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt, chứ không chờ đủ thời gian cửa sổ.
Khi có hành vi nguy cơ trước đây, hay thậm chí vừa mới phát sinh hành vi nguy cơ trong tuần trước chẳng hạn, người đó vẫn nên đến làm xét nghiệm kiểm tra. Đây vừa là cơ hội để tham vấn viên cung cấp thêm thông tin về dự phòng, vừa là cơ hội để khách hàng được theo dõi, nhắc nhở cho những lần xét nghiệm tiếp theo cũng như có thể phát hiện nhiễm HIV sớm nhất có thể. Và khi tham vấn HIV, khách hàng có thể hiểu thêm về các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, và cũng có thể lựa chọn tầm soát nhằm phát hiện sớm những căn bệnh này.
Nói tóm lại, khoảng thời gian 3 tháng được xem là mốc thời gian an toàn cho xét nghiệm tầm soát HIV nói chung.
BS Nguyễn Tấn Thủ
Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Sức khỏe Nam giới

Trên đây là một số thông tin tham khảo về HIV. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các bác sỹ.
Tin liên quan

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Phơi nhiễm HIV và cách phòng tránh

Theo Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia, năm 2010 cả nước có 411 ca phơi nhiễm HIV. Hiện nay, không chỉ những người trực tiếp chăm sóc, điều trị, chữa bệnh hay có công việc liên quan đến những người có HIV như nhân viên ngành y tế hay công an mới có nguy cơ phơi nhiễm HIV mà bất cứ người dân nào cũng có nguy cơ này. Thậm chí trẻ em cũng không tránh khỏi nguy cơ bị phơi nhiễm.

Theo định nghĩa của Bộ Y tế thì phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da không nguyên vẹn với máu, mô hay các dịch cơ thể khác có nguy cơ lây nhiễm HIV. Như vậy, trong cuộc sống có thể gặp phải những trường hợp được gọi là phơi nhiễm HIV do:
- Bị kim đâm vào khi làm thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm.
- Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn đã dùng cho người nhiễm HIV/AIDS chọc, đâm vào gây chảy máu.
- Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.
- Máu, chất dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).
- Bị người khác dùng kim tiêm đã sử dụng có máu (có chứa virus HIV) đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ (công an, bác sỹ…) cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm…
Trong trường hợp không may gặp những rủi ro này, người trong cuộc sẽ không tránh khỏi sự lo lắng, sợ hãi và bối rối vì không biết xử lý thế nào. Trong thực tế, không phải trường hợp nào người bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV. Điều này còn tuỳ thuộc vào từng hành vi cụ thể và mức độ nguy cơ của những hành vi đó. Trong trường hợp gặp rủi ro, việc xử lý sau phơi nhiễm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp hạn chế được những nguy cơ lây nhiễm HIV.
Quy trình xử lý
* Trước tiên, bạn hãy xử lý vết thương tại chỗ:
Với tổn thương da chảy máu:
- Rửa ngay vết thương dưới vòi nước.
- Để vết thương chảy máu trong thời gian ngắn.
- Rửa kỹ bằng xà phòng, sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javen 1/10 hoặc cồn y tế) trong thời gian ít nhất là 5 phút.
Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9% liên tục trong vòng 5 phút.
Phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi:
- Rửa bằng nước cất hoặc nước muối (NaCL) 0,9%
- Xúc miệng bằng nước NaCL 0,9% nhiều lần.
* Sau đó, hãy đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo các mức độ sau:
Nguy cơ cao:
- Tổn thương qua da sâu, chảy máu nhiều
- Máu và các dịch của người có H bắn vào các vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ trước.
Nguy cơ thấp:
- Tổn thương da xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít
-  Máu và chất dịch cơ thể bắn vào niêm mạc không bị tổn thương , viêm loét.
Không có nguy cơ: Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành, không bị tổn thương.
Trên đây là quy trình xử lý tại nhà trong trường hợp bị phơi nhiễm HIV. Sau khi thực hiện những thao tác trên mà người bị phơi nhiễm nằm trong nhóm có nguy cơ, cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và đánh giá lại nguy cơ một lần nữa để họ đưa ra quyết định phải điều trị dự phòng hay không và làm những xét nghiệm cần thiết. Người bị phơi nhiễm tuyệt đối không nên xử lý theo cách riêng của mình và cách tốt nhất là nên chia sẻ với một người đáng tin cậy để họ có thể giúp xử lý phơi nhiễm tại nhà trước khi đi đến cơ sở y tế.
Đối với nhân viên Y tế, sau khi xử lý tại chỗ cần báo cáo cho người phụ trách, ghi rõ thời gian, hoàn cảnh xảy ra phơi nhiễm; Gặp bác sĩ chuyên khoa để đánh giá mức độ vết thương, xác định mức độ nguy cơ phơi nhiễm; Làm xét nghiệm HIV cho người bị phơi nhiễm. Kết quả âm tính sẽ điều trị bằng thuốc kháng virus dự phòng trong thời gian 4 tuần. Thử lại HIV cho người bị phơi nhiễm sau thời gian 3 và 6 tháng và cần chú ý khả năng bị phơi nhiễm cả với Viêm gan B và Viêm gan C. Trường hợp nguồn gây phơi nhiễm chưa biết được tình trạng HIV cần xét nghiệm mẫu máu, dịch cơ thể của người gây phơi nhiễm.
Trong năm 2010, bệnh HIV/AIDS nghề nghiệp đã được xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán, giám định và đề xuất bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam. Thế nhưng công tác phòng bệnh vẫn cần được quan tâm đặt lên hàng đầu. Để phòng, tránh phơi nhiễm HIV nghề nghiệp cần sử dụng các phương tiện dự phòng phổ cập như mũ, áo, khẩu trang, găng tay, áo choàng, ủng, đeo kính hoặc tấm kính che mặt; Thực hiện đúng qui trình thao tác chuẩn trong quá trình làm thủ thuật liên quan tới vật sắc nhọn, máu và dịch cơ thể của bệnh nhân; Sắp xếp nơi làm các thủ thuật y tế gọn gàng và khoa học và thực hiện đúng các qui định về loại bỏ các vật sắc nhọn sau khi sử dụng. Nên cố gắng hạn chế sử dụng thuốc tiêm truyền đối với bệnh nhân AIDS. Ví dụ, trong phác đồ điều trị lao có Streptomycin (là thuốc tiêm) nhưng có thể thay thế thuốc này bằng loại thuốc uống khác. Ngoài ra, khi chăm sóc bệnh nhân AIDS nên chọn những dụng cụ hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ như dùng kim, bơm tiêm an toàn.
Đối với cộng đồng, ngày nay bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được điều trị tại cộng đồng khi không có biểu hiện nhiễm trùng nặng. Các cán bộ y tế cần tư vấn cho người nhà bệnh nhân biết đề phòng nhiễm HIV khi chung sống với người bệnh. Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi thay chiếu, màn, quần áo bẩn hoặc sau khi tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể người bệnh. Nếu người bệnh bị chảy máu, cần nhanh chóng rửa sạch bằng các chất tiệt trùng như nước javel, trong khi lau rửa cần phải mang găng tay, nếu không có găng có thể dùng túi nylon hoặc dùng giấy. Luôn nhớ sau đó phải rửa tay bằng xà phòng.
Đối với các loại quần áo hoặc drap trải giường có dính máu hoặc các dịch của cơ thể cần chú ý: Ngâm bằng nước javel trong 20 phút rồi mang găng để giặt. Không giặt chung với các quần áo khác của mọi người trong gia đình. Giặt bằng xà phòng, vắt phơi khô và ủi như bình thường. Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tăm xỉa răng và tất cả vật nhọn có thể gây chảy máu.



Tags: trieu chung hiv giai doan dautriệu chứng hiv giai đoạn đầu,

Tin liên quan: 

Nguồn cachchuabenh.net

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Vượt qua ám ảnh về HIV?

Mặc dù đã được làm xét nghiệm đúng cách, thậm chí thực hiện xét nghiệm nhiều lần, nhưng những bạn trẻ này vẫn luôn bị ám ảnh bởi nguy cơ lây nhiễm HIV…
Bệnh truyền nhiễm HIV cần được phát hiện sớm
Câu chuyện đã xảy ra hơn hai năm nhưng Tuyên vẫn luôn bị ám ảnh về khả năng lây nhiễm HIV. Chuyện là một lần, Tuyên đã có quan hệ tình dục với gái mại dâm có sử dụng bao cao su, sau đó, anh có dùng khăn tắm của cô ấy để lau dương vật. Kể từ đó trở đi, anh luôn dằn vặt mình bởi suy nghĩ, có thể mình đã bị nhiễm HIV từ cô gái đó. Anh đã đi làm xét nghiệm HIV hai lần, sau 2,5 tháng và lần hai là sau 6 tháng kể từ khi xảy ra chuyện đó, kết quả đều âm tính, nghĩa là anh không bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, anh vẫn không hết lo lắng. Sau lần ấy, anh không bao giờ quan hệ tình dục với bất cứ người con gái nào mà chỉ thủ dâm mỗi khi có ham muốn tình dục. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Tuyên nhận thấy, mỗi khi thủ dâm và xuất tinh thì tinh dịch có màu nâu, đi tiểu hơi buốt, điều này khiến anh vô cùng lo sợ. Anh luôn ám ảnh bởi suy nghĩ, có thể đến thời điểm này, vi rút HIV mới xuất hiện trong anh. Tuyên đi xét nghiệm lại một lần nữa, kết quả vẫn là âm tính nhưng anh chẳng bớt lo lắng chút nào.
Mỗi khi suy nghĩ về khả năng lây nhiễm của mình, Tuyên lại dằn vặt, lại tự trấn an mình rồi lại dằn vặt. Anh thấy mình đang bị nhốt trong một cái vòng luẩn quẩn mà không thể thoát ra. Tuyên luôn lo sợ về khả năng lây nhiễm của mình dù câu chuyện đã xảy ra hơn hai năm và đã ba lần anh làm xét nghiệm HIV. Điều này khiến anh vô cùng mệt mỏi, sức khỏe giảm sút và ảnh hưởng rất nhiều đến công việc ở cơ quan.
Cũng giống Tuyên, Ninh luôn bị ám ảnh vởi khả năng lây nhiễm HIV của mình. Một lần chạy xe máy qua đoạn đường rẽ vào nhà, anh gặp vụ tai nạn xe máy, người bị nạn chính là Phong, cậu con trai cô hàng xóm gần nhà Ninh. Anh không ngần ngại lao vào cứu giúp. Ninh bế Phong ngồi lên chiếc xe ôm gần đó và chiếc xe phóng đi. Máu Phong chảy ra rất nhiều, thấm cả vào quần áo anh. Vết thương từ cánh tay cậu ấy đang chảy rất nhiều máu, Ninh lấy tay mình bịt vào vết thương trên tay Phong. Không ngờ hơn 1 năm sau, Phong qua đời vì AIDS, Ninh hoảng sợ nhớ lại, lúc bế Phong và dùng tay bịt vào vết thương của cậu ta, tay anh cũng đang có vết trầy xước. Ninh vội vã đi làm xét nghiệm HIV, dù kết quả là âm tính sau mấy lần làm xét nghiệm ở hai cơ sở xét nghiệm khác nhau nhưng anh vẫn luôn lo lắng về khả năng lây nhiễm của mình. Nhiều lúc anh nghĩ, có thể máu Phong dính lên quần áo anh và vi rút HIV có trong đó hẳn đã xâm nhập vào cơ thể anh. “Mình chỉ mới 24 tuổi, mình không thể chết lúc này được”, Ninh luôn tự nhủ như vậy và lo lắng đến mức không ăn không ngủ được.
Trường hợp của Vinh còn ám ảnh nặng nề hơn.Một buổi chiều, khi đang đi bộ ra hiệu sách gần nhà, Vinh nghe thấy tiếng kêu la của một phụ nữ đang đi trên vỉa hè vì một tên cướp đã giật túi xách của chị. Vinh chạy đuổi theo và khi tóm được tên cướp, Vinh đã đấm vào mặt hắn. Không ngờ, máu mũi tên cướp xảy xộc ra và tay anh lại bị chảy máu do va vào răng của tên cướp. Sau lần đó, Vinh luôn lo lắng, dằn vặt, sợ mình đã lây nhiễm HIV. Anh đã đến trung tâm tư vấn và làm xét nghiệm tình nguyện ở bệnh viện da liễu để làm xét nghiệm hai lần theo đúng thời gian mà bác sĩ đã tư vấn. Kết quả xét nghiệm đều là âm tính nhưng Vinh vẫn không hết lo lắng. Mỗi khi cơ thể có bất cứ thay đổi nào là Vinh lại gọi điện thoại để hỏi trung tâm: “Tôi thấy cơ thể mình như bị sốt, chân có mấy cái mụn nhỏ có phải là biểu hiện của HIV không”, “Tại sao lúc trước bị mụn chỉ một vài ngày đã lành mà sao lần này lâu vậy, có phải tôi đã nhiễm HIV rồi không”…
Mặc dù đã được tư vấn đi khám da liễu và được kê đơn thuốc nhưng Vinh vẫn không khỏi lo lắng, ám ảnh về việc mình có thể đã bị nhiễm HIV. Nỗi lo nhiễm HIV đeo bám anh cả trong giấc ngủ. Cứ vài ba ngày, Vinh lại gọi điện đến trung tâm tư vấn để trình bày từ đầu đến cuối câu chuyện và nỗi lo của mình. Anh còn lo lắng HIV có thể sẽ lây sang cả vợ anh, hai người chỉ mới kết hôn được hai tháng. Do vậy, Vinh đã sử dụng bao cao su mỗi khi hai vợ chồng gần gũi. Mặc dù vợ anh đã hết lời khuyên nhủ, động viên anh nhưng Vinh vẫn không thoát khỏi ám ảnh về nguy cơ lây nhiễm HIV của mình, điều này khiến vợ anh rất mệt mỏi.
Tâm lý sẽ là rào chắn để đổi mặt với bệnh tâm lý
Làm gì để thoát khỏi ám ảnh?
Tuyên, Ninh và Vinh đều may mắn vì đã không bị lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, điều đáng nói là họ không thể thoát khỏi cảm giác ám ảnh dù đã được xét nghiệm và được khẳng định rằng họ hoàn toàn không bị lây nhiễm HIV sau khi có hành vi nguy cơ. Những trường hợp tương tự như ba nhân vật trên không phải là hiếm thấy. Tuy nhiên, điều quan trọng là các bạn trẻ chúng ta cần làm những gì để có thể loại bỏ cảm giác ám ảnh đó ra khỏi tâm trí mình nếu như rơi vào tình huống tương tự như trên?
Trước tiên, để thoát khỏi cảm giác ám ảnh mặc dù đã được làm xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính, các bạn cần chủ động tìm hiểu, cập nhật các thông tin khoa học có liên quan đến bệnh HIV như phương thức lây nhiễm, nguy cơ, khả năng lây nhiễm HIV, xét nghiệm HIV trên báo chí, truyền hình, internet.... Dựa trên những thông tin đã tìm hiểu được và kết quả xét nghiệm để hiểu rằng, lo lắng của bản thân là không có cơ sở. Từ đó, có thể yên tâm về khả năng lây nhiễm của mình. Hơn nữa, cần nhận thức rằng sự lo lắng, ám ảnh đó đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, công việc và những người thân xung quanh ra sao để có động lực thoát khỏi những ám ảnh đó. Một biện pháp nhỏ khác là mỗi khi có cảm giác lo lắng, ám ảnh về nguy cơ lây nhiễm trong tâm trí, các bạn có thể tập trung vào thực hiện các hoạt động khác mình thấy hứng thú hoặc trò chuyện cùng bạn bè, tham gia vào các hoạt động tập thể để đẩy lùi suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực đó. Trong trường hợp nỗi ám ảnh vẫn còn đeo bám dù bạn đã cố gắng loại bỏ bằng nhiều cách, các bạn cần tìm đến sự hỗ trợ của các bác sĩ tâm lý. Họ sẽ đưa ra các liệu pháp trị liệu phù hợp dựa trên trường hợp của bạn nếu cần thiết để giúp bạn sớm thoát khỏi cảm giác ám ảnh của mình.
Nguồn tổng hợp
Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo, nếu có thắc mắc về tâm lý và sức khoẻ hãy gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để được tư vấn từ các bác sĩ.

Theo cachchuabenh.net

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em