TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Biểu hiện của bệnh HIV giai đoạn đầu: dấu hiệu nhiễm bệnh hiv, aids, sida

Trong một số trường hợp khi mới nhiễm bệnh HIV, aids, sida có thể biểu hiện, dấu hiệu của giai đoạn đầu giống cúm : đau người, mệt mỏi, sốt cao... Do đó, bản thân AIDS không có biểu hiện gì đặc biệt mà bao gồm của nhiều bệnh nhiễm khuẩn và ung thư.

Biểu hiện của bệnh HIV giai đoạn đầu: dấu hiệu nhiễm bệnh hiv, aids, sida

Biểu hiện HIV giai đoạn đầu - Theo nghiên cứu, có khoảng 30 -40% bệnh nhân HIV không hề biết mình mắc bệnh trong thời gian đầu. Tuy nhiên, có những biểu hiện của bệnh HIV dễ nhận biết nếu bạn chú ý quan sát và lưu tâm đến các triệu chứng đó.

Ngày nay, số người nhiễm HIV đang tăng lên với con số chóng mặt. Điều đang chú ý, người mắc HIV ngày càng trẻ hóa. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị bệnh, ngăn chặn sự phát triển của virus HIV. Cũng giống nhiều bệnh lý khác, có những biểu hiện của bệnh HIV dễ nhận biết


Những dấu hiệu và triệu chứng chủ yếu để chuẩn đoán HIV AIDS có thể là một hoặc các triệu chứng sau :

  • Mệt mỏi kéo dài nhiều tuần mà không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Sút cân hơn 10% trọng lượng cơ thể sau 2 tháng.
  • Sốt kéo dài hơn một tháng mà không giải thích được, kèm theo rét run, ớn lạnh và mồ hôi về đêm.
  • Ỉa chảy kéo dài hơn một tháng.
  • Ho dai dẳng kéo dài hơn một tháng.
  • Viêm da ngứa toàn thân.
  • Những vết đỏ, bầm tím trên da và niêm mạc miệng, mũi, trực tràng...
  • Sưng hạch, đặc biệt là ở cổ và nách không có nguyên nhân rõ ràng và kéo dài hơn 2 tuần.
  • Những đốm trắng hay những vết bất thường ở miệng.
  • Những dấu hiệu trên xảy ra mà không có nguyên nhân của sự suy giảm miễn dịch như ung thư, suy dinh dưỡng hoặc các nguyên nhân khác.

AIDS CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG ? 

Cho đến nay bệnh AIDS vẫn còn là "vô phương cứu chữa". Tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh AIDS là 99,99% (Có một số trường hợp trên thế giới thời gian đầu xét nghiệm HIV dương tính nhưng sau nhiều năm xét nghiệm lại nhiều lần thì kết quả lại là âm tính. Các nhà khoa học đang nghiên cứu và tìm hiểu hiện tượng trên. Hy vọng rằng sẽ sớm tìm được phương thức điều trị AIDS từ chính những con người đặc biệt hiếm hoi đó). Hiện nay trên thế giới có 3 loại thuốc : AZT (Azidothijmidine) và DDI (Dideoxynanine) và DDC được phép sử dụng để điều trị AIDS vì có khả năng làm chậm quá trình phát triển của HIV trong tế bào (hiệu ứng phụ của thuốc đối với cơ thể khá cao). Tuy nhiên nó không thể tiêu diệt được HIV và chữa khỏi bệnh AIDS, do đó sớm hay muộn bệnh nhân AIDS cũng sẽ tử vong.

Biểu hiện của bệnh HIV giai đoạn đầu: dấu hiệu nhiễm bệnh hiv, aids, sida

Điều gì sẽ sảy ra đối với một người nhiễm HIV AIDS

Quá trình nhiễm HIV AIDS sẽ chuyển qua 3 giai đoạn sau :

1. Nhiễm trùng cấp tính : Giai đoạn này người nhiễm HIV có thể không có bất kỳ một dấu hiệu hay triệu chứng nào. Tuy nhiên một số người có thể có một số biểu hiện như sốt, mệt mõi, nổi mẩn đỏ ở da ... từ vài tuần đến 2,3 tháng sau khi nhiễm HIV. Đây là lúc cơ thể sản xuất ra kháng thể mà người ta có thể phát hiện được bằng xét nghiệm.

2. Nhiễm trùng không triệu chứng : Những người nhiễm HIV sẽ trải qua một thời kỳ không có bất cứ triệu chứng nào có liên quan đến nhiễm HIV. Thời kỳ này có thể kéo dài và thay đổi trung bình từ 05 cho đến 10 năm. Nhiễm trùng do các tác nhân khác sẽ làm tăng qua trình phát triển bệnh.

3. Giai đoạn có biểu hiện bệnh bên ngoài đủ để chuẩn đoán HIV AIDS bao gồm các dấu hiệu, triệu chứng của nhiễm trùng cơ hội và ung thư đe doạ đến tính mạng.

Trong 3 giai đoạn trên thì giai đoạn nhiễm HIV AIDS không có triệu chứng là rất phổ biến. Những người nhiễm HIV không có triệu chứng chiếm một tỷ lệ rất cao, gấp hàng trăm lần số bệnh nhân AIDS mà chúng ta không thể kiểm soát được họ. Họ vẫn sống và sinh hoạt bình thường và có thể làm lây truyền HIV sang cho người khác. Nhiễm HIV là nhiễm suốt đời cho đến khi phát triển thành bệnh AIDS.

HIV LÂY TRUYỀN BẰNG CÁCH NÀO ? 

Nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng chỉ có 3 con đường lây truyền HIV là :

  • Lây qua quan hệ tình dục đồng giới hoặc khác giới với người bị nhiễm HIV.
  • Lây qua đường máu như : sử dụng bơm kim kiêm và dụng cụ tiêm chích có HIV, dao cạo râu chung với người nhiễm HIV khi bị trầy xước, xăm mình,cắt lễ, truyền máu mà sản phẩm máu có HIV...
  • Lây truyền từ mẹ bĩ nhiễm HIV sang con trong thời kỳ chu sinh (trước và sau trong khi sanh nở)

AIDS CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG ? 

Cho đến nay bệnh AIDS vẫn còn là "vô phương cứu chữa". Tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh AIDS là 99,99% (Có một số trường hợp trên thế giới thời gian đầu xét nghiệm HIV dương tính nhưng sau nhiều năm xét nghiệm lại nhiều lần thì kết quả lại là âm tính. Các nhà khoa học đang nghiên cứu và tìm hiểu hiện tượng trên.

Hy vọng rằng sẽ sớm tìm được phương thức điều trị AIDS từ chính những con người đặc biệt hiếm hoi đó). Hiện nay trên thế giới có 3 loại thuốc : AZT (Azidothijmidine) và DDI (Dideoxynanine) và DDC được phép sử dụng để điều trị AIDS vì có khả năng làm chậm quá trình phát triển của HIV trong tế bào (hiệu ứng phụ của thuốc đối với cơ thể khá cao). Tuy nhiên nó không thể tiêu diệt được HIV và chữa khỏi bệnh AIDS, do đó sớm hay muộn bệnh nhân AIDS cũng sẽ tử vong.

TH

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về biểu hiện, dấu hiệu HIV giai đoạn đầu, nếu có những thắc mắc về sức khỏe và tâm lý các bạn hãy gọi điện đến tổng đài 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Nguồn cachchuabenh.net


Một số bệnh mẹ có thể truyền cho con

Có rất nhiều bệnh có thể truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, khi sinh và ngay cả khi cho con bú… Điều quan trọng là phải phát hiện sớm, điều trị kịp thời bệnh cho mẹ để tránh lây truyền cho con.

Viêm gan B

Siêu vi viêm gan B là một loại virut hướng gan, gây ra bệnh viêm gan có thể lây truyền qua các con đường: mẹ truyền sang con (đây là đường lây quan trọng nhất), đường tình dục (bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới), truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B, dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B….

Người mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B trước khi có thai có thể truyền sang cho con khi đang mang thai. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh. Ngoài ra viêm gan B có thể truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh hoặc khi cho con bú. Do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa tự sản xuất ra kháng thể nên trẻ có xu hướng dễ nhiễm virus gây viêm gan B.

Nếu như ở người lớn 90% trường hợp nhiễm siêu vi viêm gan B ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn, chỉ có 10% chuyển thành “người mang trùng mạn tính” thì ở trẻ em, nhiễm siêu vi B từ lúc mới sinh, bệnh diễn biến khác hẳn. Khoảng 90% số trẻ này sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính. Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, có thể không có biểu hiện lâm sàng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan...

Để mẹ không lây truyền viêm gan B cho con, trước hết người mẹ bị viêm gan B phải điều trị bệnh ổn định trước khi mang thai và tiêm  phòng cho trẻ ngay sau khi sinh. Có thể tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B hoặc vắc xin hoặc cả hai. Tiêm vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng.

Lây truyền HIV

Lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường lây nhiễm của HIV. Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền HIV cho con trong cả ba thời kỳ: mang thai, khi sinh và cho con bú.

Khi mang thai:

HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua rau thai để vào cơ thể thai nhi. Sự lây truyền HIV trong thời kỳ mang thai có thể xảy ra sớm ngay khi thai nhi mới được 8 tuần tuổi và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên người ta nhận thấy tỷ lệ lây truyền HIV qua nhau thai tương đối cao vào thời kỳ tuổi thai được trên 18 tuần. Khoảng 20-30% số trẻ em bị lây truyền HIV từ mẹ được cho là lây truyền qua bánh nhau. Tỷ lệ này có thể tăng lên, hay nói cách khác, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con qua bánh nhau sang thai nhi tăng lên nếu tuổi của mẹ tăng lên hoặc khi mang thai rồi mẹ mới bị nhiễm HIV, vì khi đó nồng độ HIV trong máu rất cao. Tương tự như vậy, người mẹ bị nhiễm HIV ở giai đoạn muộn, tức là đã ở giai đoạn AIDS mới mang thai thì nguy cơ này cũng tăng lên.

Khi sinh:

Cho dù có một tỷ lệ nhất định trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV từ khi còn nằm trong tử cung, nhưng rất nhiều nghiên cứu cho rằng sự lây truyền HIV từ mẹ sang con thường xảy ra muộn vào thời kỳ chuyển dạ, hoặc khi đứa trẻ “đi qua” đường sinh dục của mẹ để ra ngoài khi trẻ đã tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo hoặc máu của mẹ hoặc do sự trao đổi máu mẹ- thai nhi khi chuyển dạ.

HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào đứa trẻ. Khi sinh HIV cũng có thể qua các vết loét ở cơ quan sinh dục mẹ mà dính vào cơ thể của trẻ sơ sinh. Người ta cũng cho rằng các cơn co tử cung mạnh cũng có thể đẩy HIV từ máu mẹ vào tuần hoàn của thai nhi.

Khoảng 50-60% số trẻ em bị lây nhiễm từ mẹ được cho là bị lây truyền trong khi sinh. Đối với những trường hợp đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, phần mềm của người mẹ bị dập nát, thai bị xây xước, sang chấn thì nguy cơ lây nhiễm HIV của trẻ tăng lên.

Vỡ ối sớm cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ này. Thời gian từ khi vỡ ối đến khi sinh càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng tăng lên, nhất là khi thời gian này kéo dài trên 4 giờ. Kết quả phân tích nhiều nghiên cứu của nhóm HIV chu sinh quốc tế cho thấy cứ mỗi giờ sau khi vỡ ối nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con tăng thêm 2%.

Khi cho con bú:

Cho dù với nồng độ không cao nhưng HIV cũng có trong sữa mẹ nên nó có thể lây nhiễm cho trẻ khi chúng bú sữa người mẹ nhiễm HIV. Khi trẻ bú mẹ, HIV từ sữa mẹ có thể xâm nhập qua niêm mạc miệng, lưỡi, lợi của đứa trẻ và lây nhiễm cho trẻ này, nhất là trong trường hợp trẻ có các viêm nhiễm trong khoang miệng. Hoặc trong trường hợp vú mẹ có viêm nhiễm, có vết nứt hay khi trẻ mọc răng cắn gây chảy máu thì HIV còn có thể theo máu vào miệng trẻ, xâm nhập qua niêm mạc trong khoang miệng và gây nhiễm HIV cho trẻ. Khoảng 20-30% số trẻ em bị nhiễm HIV từ mẹ được cho là bị lây qua bú sữa mẹ tùy thuộc vào thời gian và cách nuôi con bằng sữa mẹ.

Nguy cơ lây truyền HIV qua bú sữa mẹ sẽ tăng lên nếu mẹ nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS (nồng độ HIV trong máu mẹ cao) hoặc mẹ mới nhiễm HIV sau khi sinh con hay vào thời kỳ cho con bú mẹ mới bị nhiễm HIV (vì trong thời kỳ mới nhiễm HIV, nồng độ HIV trong máu mẹ cũng rất cao); thời gian cho trẻ bú dài (càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV sang con càng cao); nuôi trẻ hỗn hợp: vừa cho trẻ bú mẹ, vừa cho ăn thêm ngoài (các thức ăn, đồ uống  khác có thể là nguyên nhân gây ra tiêu chảy làm tổn thương niêm mạc ruột. Điều này làm cho virus từ sữa mẹ dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ).

Vì vậy, để dự phòng và giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con, người phụ nữ nhiễm HIV mang thai cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn chăm sóc thai sản, theo dõi và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Trong quá trình chuyển dạ, cần tiếp tục hợp tác tốt với các thày thuốc sản khoa để giúp cho cuộc đẻ được thuận lợi và an toàn. Các bà mẹ cũng cần chủ động hỏi ý kiến các thày thuốc về cách nuôi trẻ sau sinh, và tuân thủ các hướng dẫn về chăm sóc và điều trị của  thày thuốc.

Lậu

Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhea gây ra. Loại vi khuẩn này hay có ở những vùng ẩm ướt của cơ thể như âm đạo, dương vật, mắt, họng và trực tràng. Bệnh lậu cũng có thể lây lan qua mọi hình thức quan hệ tình dục như qua đường miệng, đường âm đạo và trực tràng.

Khi bị nhiễm lậu, các triệu chứng ở nữ giới thường không điển hình, tiến triển thầm lặng và ít khi có triệu chứng cấp tính.

Người mẹ mang thai mắc bệnh lậu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hoặc có điều trị nhưng không triệt để, thì bệnh từ người mẹ sẽ truyền cho con. Trẻ có thể nhiễm vi khuẩn lậu khi tiếp xúc với bộ phận sinh dục của mẹ khi sinh, trong đó bệnh hay gặp nhất là viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn lậu.

Các triệu chứng thường gặp sau khi sinh 3 ngày và thường xuất hiện ở cả hai mắt làm cho mi mắt trẻ biến dạng, phù nề, dính vào nhau, tiết nhiều mủ vàng xanh, kết mạc cương tụ và xuất huyết. Nếu không được điều trị có thể gây biến chứng loét, thủng giác mạc và dẫn đến mù… Ðôi khi trẻ bị lây nhiễm cả lậu và Chlamydia, thường từ chất tiết của cổ tử cung.

Ngoài ra, nếu bệnh lậu không được điều trị từ trước khi có thai có thể dẫn đến viêm tiểu khung. Đây là yếu tố nguy cơ gây chửa ngoài tử cung, tăng nguy cơ đẻ non cũng như các biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Vì vậy, mọi phụ nữ mang thai có nguy cơ cao (có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục với người bị bệnh mà không có dụng cụ bảo vệ), cần làm xét nghiệm để tầm soát ngay từ lần khám thai đầu tiên và lần nữa vào 3 tháng cuối của thai kỳ để hạn chế các biến chứng của bệnh. Bệnh có thể điều trị dễ dàng, do đó nên tham khảo ý kiến thầy thuốc nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao hoặc có triệu chứng của bệnh lậu.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể mắc các bệnh như mụn rộp (Herpes), nấm, bệnh do Chlamydia, Rubella… nếu mẹ mắc các bệnh trên.

BS. Nguyễn Bích Ngọc

Sức khỏe đời sống

Trên đây là một số thông tin về sức khỏe sinh sản. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.

Nguồn cachchuabenh.net

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em