TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Thuốc đặt Colposeptin trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Thuốc colposeptin"Khi đi khám phụ khoa, bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung và cho đơn thuốc colposeptin đặt tại chỗ. Nếu đặt thuốc thì có khỏi bệnh không? Cách làm như thế nào?".

Trả lời:

Thuốc Colposeptin là loại thuốc viên đặt trong âm đạo, thành phần của nó gồm 2 hoạt chất:

- Chất chlorquinaldol (200 mg): Một loại kháng sinh mạnh có khả năng diệt khuẩn rộng, diệt nấm và ký sinh trùng, nhưng không có tác dụng với vi khuẩn lậu.


- Chất promestriene (10 mg): Có tác dụng tái tạo niêm mạc âm đạo bị hư hại do tổn thương viêm nhiễm gây nên.

Thuốc Colposeptin chỉ có tác dụng chống viêm nhiễm chứ không diệt được các tế bào tuyến từ ống tử cung xâm lấn lộ ra ngoài. Nhưng do điều trị hết viêm nên khí hư cũng giảm đi và chất dịch tiết không còn mùi hôi khó chịu nữa. Nếu tổn thương lộ tuyến rộng thì sau khi đặt thuốc, khỏi viêm, bác sĩ sẽ diệt tuyến bằng điện, laser hay áp lạnh.

Cách dùng: Mỗi tối trước khi đi ngủ, rửa sạch tay và bộ phận sinh dục ngoài, lấy một viên thuốc Colposeptin nhúng vào nước chín, đặt lên ngón tay; sau đó ngồi xổm, đưa viên thuốc vào sâu trong âm đạo. Thời hạn dùng thuốc có thể là 10 ngày (cần đặt thuốc ngay cả khi hành kinh).

Thuốc Colposeptin được dùng rộng rãi trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa và có thể dùng được cho cả những phụ nữ đang mang thai.

Tags: thuoc colposeptin

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Thuốc đặt Colposeptine dùng ra sao cho đúng và hiệu quả?

Câu hỏi

Thuốc Colposeptine - Tôi đi khám phụ khoa vì nhiều khí hư,nên BS kê cho tôi đặt thuốc trong 7 ngày mỗi tối Colposeptine.Tôi đặt viên đầu tiên nhưng theo hướng dẫn tôi tìm hiểu trên mạng,thì nhúng viên thuốc Colposeptine vào nước chín rồi lấy lên liền,nhưng khi tôi nhúng vào thì viên thuốc mềm nhũn,thậm chí nhỏ vài giọt nước vào nó cũng mềm ngay,như vậy nếu tôi đặt mà không nhúng nước có làm ảnh hưởng tới hiệu quả không,đặc biệt là thuốc rất lâu tan,nên tôi không đặt liên tục được.Và xin hỏi thuốc đặt này có trị ngứa hay nóng rát âm đạo hay không?Có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt không ví dụ như chậm kinh,vì tôi mới đặt lần đầu nên không rõ.

Trả lời

Chào em!

Thuốc Colposeptine là thuốc điều trị bệnh lý huyết trắng và viêm nhiễm sinh dục.

Vì thuốc khó tan nên trước khi dùng có thể những qua nước sôi để nguội rồi đặt thuốc Colposeptine

Thuốc đặt Colposeptine dùng ra sao

Nếu trong trường hợp em những qua nước thấy thuốc Colposeptine tan chảy ra ngay thì có thể không cần nhúng qua nước nữa. Trong trường hợp không nhúng qua nước em cần đẩy sâu thuốc vào trong đến cổ tử cung để thuốc tan hết và có tác dụng, hiệu quả cao hơn.

Khi đặt thuốc Colposeptine có thể có kích ứng nhẹ: hơi nóng rát, hơi ngứa. Nếu nóng rát và ngứa nhiều khi đặt thuốc thì dị ứng nhiều em cần ngưng thuốc tái khám lại và đổi thuốc khác.

Chậm kinh có thể do nhiều nguyên nhân như: tâm lý lo lắng, đang ốm, dùng thuốc..em cải thiện tâm lý, điều trị bệnh ổn định thì kỳ kinh có thể trở lại đều đặn. Nếu kỳ kinh rối loạn nhiều em có thể đến viện sản phụ khoa khám rối loạn kinh nguyệt.

Mọi thắc mắc em có thể gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể.

Chúc em sức khỏe!

BS tổng đài 19008909 hoặc 19008908

Tags: thuoc colposeptine

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net


Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Bệnh cúm

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, biểu hiện lâm sàng là sốt, đau đầu và đau nhức cơ kèm theo có viêm xuất tiết đường hô hấp trên.

- Bệnh thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch.

- Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý tim mạch, hô hấp, người già và gây ra tỉ lệ tử vong cao.

- Bệnh hay gặp vào mùa đông

Tác nhân gây bệnh:

-  Virus gây bệnh cúm là Myxovirus influenzae, thuộc họ Orthomyxoviridae, có    chứa ARN, sợi đơn, xoắn đối xứng, vỏ ngoài để lộ ra hai kháng nguyên glycoprotein là neuraminidase (NA) và hémagglutinine (HA1-HA2)

NA cho phép tách rời các tiểu thể virus mới ra khỏi màng tế bào sau khi nhân lên

Hémagglutinine cố định virus trên các receptor tế bào

-     Đặc tính kháng nguyên cho phép phân virus cúm thành 3 loại chính : A, B, C, khác nhau hoàn toàn về tính kháng nguyên ( không có miễn dịch chéo)

-      Một đặc điểm chính của Myxovirus là tính không bền vững của gen: các gen mã hóa cho các protein bề mặt thay đổi luôn luôn bằng các cơ chế không biết rõ (tái tổ hợp, khuyết đoạn nhiễm sắc thể, hòa nhập, đột biến).

Các chủng được đặt tên dựa theo: type kháng nguyên, nguồn gốc vật chủ nếu không phải là người, nguồn gốc địa lý, mã số chủng, năm phân lập virus

Ổ bệnh:

-  Ổ bệnh là người bị cúm rõ rệt hoặc tiềm tàng

-  Gần đay lại thấy xuất hiện các virus gây dịch cổ đỉen trước đây, rất ít biến đổi nên cho rằng có vai trò của ổ virus ở súc vật.

Đường lây truyền:
-  Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt nước bọt nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi…

-  Cũng có thể virus tồn tại ở sàn nhà, bụi, quần áo làm lây bệnh

Tính chất dịch:

-  Khả năng lây nhiễm: Bệnh cúm là bệnh lây nhiễm rất nhanh và mạnh, lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp. Trong mỗi vụ dịch có khoảng 30-60% số cá thể không được tiêm phòng có thể bị mắc bệnh

-  Tính biến đổi kháng nguyên: Sự mềm dẻo của kháng nguyên là đặc tính đặc biệt của các virus cúm, đặc biệt là cúm type A, đã giải thích tính quan trọng và tính chất dịch tễ học của cúm cũng như những khó khăn về vaccin phòng cúm. trong đó vai trò hết sức quan trọng của sự tái tổ hợp virus, sự trao đổi các chất liệu di truyền giữa các chủng khác nhau

-  Sự tấn công của virus: gần đây người ta thấy có sự xuất hiện trở lại của một số virus đã từng gây dịch, điều này gợi ý đến vai trò chứa virus của động vật, có thể là lợn.

-  Dịch cúm:

Xuất hiện có tính chất chu kỳ với khoảng thời gian khác nhau. Sự thay đổi kháng nguyên đột ngột và hoàn toàn của hémagglutinine và/hoặc Neuraminidase đóng vai trò gây dịch lớn. Điều này được đặc trưng bằng sự lan nhanh và mạnh của bệnh trong khối dân cư chưa được miễn dịch. Tỉ lệ tử vong cao. Sự lan truyền còn được tăng nhanh bằng các phương tiện giao thông. Vai trò của khí hậu và mùa không ảnh hưởng đến dịch. Dịch xuất hiện cứ khoảng 15 năm/lần.

Giữa các đợt dịch lớn, sự tiến triển từ từ và liên tục của các kháng nguyên bề mặt virus (loại kháng nguyên tồn tại dưới dạng gây dịch tại địa phương) đóng vai trò dịch tễ theo mùa và vào mùa đông sẽ tự sinh sản, gây bệnh đầu tiên ở trẻ trong độ tuổi đến trường

Dich gây ra bởi virus cúm A, loại virus có tiềm năng gây tiến triển mạnh nhất, có chu kỳ khoảng 2-3 năm, tạo ra các ổ dịch lan tỏa, đặc trưng bằng tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở người già.

Dịch gây ra do virus cúm B có chu kỳ dài hơn 5-6 năm, dịch thường khu trú hơn, ít nghiêm trọng hơn nhưng đôi khi có thể phối hợp với dịch do cúm A gây ra.

Virus cúm C có thể gây dịch một mình hoặc phối hợp với dịch cúm A hoặc là một số cas bệnh lẻ tẻ.

Biểu hiện lâm sàng:

-         Giai đoạn ủ bệnh: thường ngắn 1-3 ngày, trung bình là 2 ngày, hoàn toàn yên lặng

-         Giai đoạn khởi phát: Đột ngột với các dấu hiệu sau:

Mệt mỏi toàn thân

Sốt cao đột ngột 39-40oC, rét run

Đau đầu và đau nhức cơ toàn thân

-         Giai đoạn toàn phát: Có sự đối lập giữa mức độ nặng của các dấu hiệu cơ năng với sự nghèo nàn về các dấu hiệu thực thể. Cơ năng có 3 biểu hiện chính sau:

Toàn thân: Sốt cao  40oC, rét run, mạch nhanh,mệt mỏi nhiều

Các dấu hiệu cơ năng kèm theo: đau lan tỏa toàn thân, đau đầu dữ dội, đau vùng trán và hai hố mắt, sợ ánh sáng, đau lưng, đau cổ, đau cơ và các khớp

Biểu hiện viêm xuất tiết đường hô hấp trên: viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, chảy nước mũi, đau họng-thanh quản cùng với nuốt khó, khó phát âm, đau rát sau xương ức, ho khan…

Một số trường hợp nặng có thể gặp viêm phế quản cấp hoặc viêm phổi cấp

Khám thực thể thấy nghèo nàn: họng đỏ lan tỏa, lưỡi trắng, một vài ran ẩm ở phổi.

-  Diễn biến: Cúm diễn biến thường ngắn, khỏi tự nhiên sau 4-7 ngày. Sốt mất đi đột ngột, các triệu chứng khác mất đi đồng thời nhưng ho và mệt mỏi thì có thể kéo dài đến vài tuần

Chẩn đoán:

- Chẩn đoán xác định: Trong giai đoạn dịch tễ học, chẩn đoán cúm dễ dàng dựa vào lâm sàng: sốt đột ngột kèm theo các dấu hiệu nhiễm virus, đau mình mẩy, các dấu hiệu về hô hấp. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu bình thường hoặc giảm.

- Để chẩn đoán chắc chắn cần phải làm các xét nghiệm sinh học, phân lập virus và làm huyết thanh chẩn đoán

Phân lập virus trên môi trường nuôi cấy tế bào: có thể thực hiện trong 3 ngày đầu khi có biểu hiện lâm sàng. Bệnh phẩm lấy từ đường hô hấp trên, nhưng cũng có thể lấy máu và dịch não tủy

Huyết thanh chẩn đoán được sử dụng là phản ứng cố định bổ thể hoặc là phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (Hirst).

Điều trị

-  Không có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với cúm

-  Cúm ở người khỏe mạnh:

Cho bệnh nhân nằm nghỉ tuyệt đối khi bắt đàu có các triệu chứng

Cách ly bệnh nhân.

Chỉ điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ sốt, an thần, giảm ho, bồi phụ nước và dinh duỡng hợp lý. Nhỏ mũi hàng ngày

Kháng sinh không được chỉ định dùng cho các trường hợp này.

-  Các trường hợp cúm có biến chứng hoặc cúm trên các cơ địa đặc biệt (suy dinh dưỡng, trẻ sơ sinh, người già, người có bệnh phổi mãn tính tắc nghẽn, suy hô hấp, suy tim) cần được điều trị kháng sinh ngay cả trong những trường hợp không có bằng chứng bội nhiễm vi khuẩn. Sử dụng một trong các kháng sinh thuộc các nhóm sau: nhóm Beta lactamine đường uống (Amoxicillin+acide clavulanic), Cephalosporin thế hệ 2-3. Các kháng sinh này có tác dụng tốt với chủng vi khuẩn gây bệnh

-  Cúm ác tính cần được điều trị ở các khoa hồi sức tích cực.

Phòng bệnh:
-  Phòng không đặc hiệu: Khi đang có dịch phải tránh không để bị mệt nhọc và bị lạnh. Khi tiếp xúc với bệnh nhân phải đeo khẩu trang. Tránh đến nơi tụ họp đông người

-  Phòng đặc hiệu:

Tiêm phòng vaccin: Một cách tốt nhất để phòng bệnh cúm là tiêm phòng vaccine cúm hàng năm. Có 2 loại vaccine cúm

Vaccine “flu shot”: vaccine bất hoạt (chứa virus đã chết), dùng đường tiêm. Vaccine này được dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi, những người khoẻ mạnh và những người có bệnh mạn tính.

Vaccine cúm xịt đường mũi: là loại vaccine làm từ virus sống, giảm động lực không gây bệnh cúm (LAIV: live attenuated influenza vaccine), sử dụng tiêm phòng cho mọi người khoẻ mạnh trong độ tuổi từ 5-49 tuổi, không dùng cho phụ nữ mang thai

Thuốc:

*         Amantadine (Mantadix) 200mg/24h trong 10 ngày

*         Rimantadine (Rofluan) 100mg/24h trong 10 ngày

*         Thuốc có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của virus vào tế bào vật chủ. Hiệu quả tức thì.

Chú ý: Trên đây là những thông tin  mà các bạn có thể tham khảo, để biết  thêm chi tiết và được hứơng dẫn cụ thể, hãy gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để  nhận được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.

Tags: bieu hien cua hiv, bieu hien cua benh hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Bạn gái và HIV

Hiện nay, theo số liệu thống kê của Tổ chức y tế thế giới, có gần một nửa số người nhiễm HIV là phụ nữ và trẻ em gái. Do những đặc điểm của cơ thể và những đặc điểm của văn hoá, truyền thống nên phụ nữ dễ bị nhiễm HIV hơn, đặc biệt là theo đường tình dục.

Khi HIV đã xâm nhập vào cơ thể thì tiến triển của HIV ở phụ nữ cũng tương tự như ở nam giới và thuốc kháng vi rút cũng có tác dụng ở phụ nữ tương tự như ở nam giới. Tuy nhiên, ở phụ nữ, HIV còn có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và sức khoẻ sinh sản.

HIV và kinh nguyệt của bạn gái

Khi bạn gái có H, sự phát triển của vi rút HIV trong cơ thể có thể làm thay đổi sự cân bằng về nội tiết, làm sút cân hoặc gây thiếu máu. Từ đó có thể dẫn đến một số rối loạn kinh nguyệt như: chu kỳ kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh có thể nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, chậm kinh hoặc mất kinh (mặc dù không có thai), đặc biệt là đối với những trường hợp bạn gái có H có lượng tế bào bạch cầu lympho T (CD4) suy giảm chỉ còn dưới 200 đơn vị (do bị vi rút HIV phá huỷ, tiêu diệt).

Thậm chí ở một số bạn gái, HIV còn có thể gây mãn kinh sớm,với các triệu chứng như: kinh nguyệt thưa dần rồi ngừng hẳn, khô âm đạo, có những cơn nóng bừng mặt, giảm ham muốn tình dục, da khô và có các đốm đồi mồi trên da, đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, tính tình thay đổi… Những dấu hiệu này ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.

Các dấu hiệu ở trên cho thấy bệnh đang tiến triển vì vậy, bạn gái có H cần báo cho bác sỹ ngay khi những dấu hiệu này mới xuất hiện.

HIV và các viêm nhiễm đường sinh sản ở bạn gái

Khi nhiễm vi rút HIV, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm nên những người có H thường dễ mắc các nhiễm trùng đường sinh sản. Tuy nhiên, do đặc điểm của cơ thể nên bạn gái có H dễ bị mắc các nhiễm trùng đường sinh sản hơn nam giới. Và khi đã mắc các nhiễm trùng đường sinh sản thì bệnh thường kéo dài và khó điều trị hơn.

Những nhiễm trùng đường sinh sản bạn gái có H dễ bị mắc là: nấm âm đạo, viêm tiểu khung và ung thư cổ tử cung. Khi bạn gái có H bị nhiễm nấm âm đạo, rất khó điều trị khỏi hẳn. Bệnh này thường gây ngứa dữ dội, dai dẳng ở âm hộ và có cảm giác đau rát ở âm đạo, kèm theo nhiều khí hư màu trắng, đặc.

Viêm tiểu khung thường do Chlamydia hoặc lậu gây ra. Ở bạn gái có H, nhiều loại vi khuẩn hoặc vi trùng lao cũng có thể gây ra bệnh này. Viêm tiểu khung thường gây đau bụng dưới kéo dài, đôi khi đau dữ dội, ra nhiều khí hư, mệt mỏi và thậm chí có thể kèm theo sốt, nôn hoặc ra máu âm đạo bất thường.

Ở bạn gái có H, tỷ lệ mặc bệnh ung thư cổ tử cung cao hơn so với các phụ nữ khác. Bệnh này do vi rút gây bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục gây ra. Nếu bệnh không được điều trị sớm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Để phát hiện bệnh sớm cần thường xuyên đi khám phụ khoa và làm xét nghiệm (6 tháng/ lần).

Đối với các bạn gái có H, việc mắc các nhiễm trùng đường sinh sản có thể để lại những hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, điều may mắn là phần lớn các nhiễm trùng này đều có thể phòng được bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Chính vì vậy, đối với các bạn gái có H cần đặc biệt quan tâm và thực hiện Tình dục an toàn.

HIV và việc mang thai, sinh con của bạn gái

Đối với các bạn gái có H, việc mang thai và sinh con chứa đựng rất nhiều rủi ro và nguy hiểm. Điều này đòi hỏi các bạn gái có H phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định trở thành Mẹ.


Chúng ta đều biết rằng, người mẹ có H có khả năng truyền vi rút HIV cho con trong quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú. Tuy nhiên, không phải tất cả những đứa con do các bà mẹ có H sinh ra đều nhiễm HIV. Tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con nếu không được điều trị dự phòng chiếm khoảng 30%.

Trước khi quyết định có thai hoặc trước khi quyết định có con, bạn gái có H cần cân nhắc một số vấn đề sau đây:

- Tình trạng sức khoẻ của bản thân có đủ để vượt qua quá trình mang thai và sinh nở hay không? Nếu bạn gái có H đang mắc bệnh nhiễm trùng đường sinh sản chưa được điều trị khỏi hoặc có lượng CD4 thấp thì không nên có thai.

- Bạn gái có H có cơ hội được điều trị dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con không? Hiện nay, tại các bệnh viện phụ sản lớn ở nước ta như: Bệnh viện Từ Dũ, Viện bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, Bệnh viện trung ương Huế, Viện Phụ sản Hải Phòng và nhiều khoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh đã có thuốc điều trị dự phòng miễn phí cho các trường hợp bà mẹ có H. Vì vậy, khi quyết định có thai và sinh con, bạn gái có H cần đến các cơ sở y tế kể trên để được tư vấn và điều trị dự phòng, nhằm làm giảm nguy cơ lây truyền vi rút cho con. Trong trường hợp bạn gái có H không có điều kiện tiếp cận với việc điều trị dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con thì không nên có thai hoặc sinh con.

- Bạn gái có H có điều kiện mổ đẻ khi sinh con và có khả năng nuôi dưỡng con bằng sữa bột hay không? Việc sinh con theo đường âm đạo hoặc cho con bú sau khi sinh làm tăng khả năng truyền vi rút HIV từ mẹ sang con. Vì vậy, khi bạn gái có H quyết định có thai và sinh con cần chuẩn bị trước việc được mổ đẻ khi sinh con và không nên cho con bú sữa mẹ (vì trong sữa mẹ có vi rút HIV).

- Bạn gái có H có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng con hay không? Có còn khoẻ mạnh trong một thời gian dài không? Có điều kiện sử dụng thuốc kháng vi rút không và có thể tìm sự hỗ trợ từ phía gia đình, người thân trong việc nuôi dạy con hay không? Chúng ta đều biết rằng, nhiễm HIV là nhiễm suốt đời, vì vậy nếu bạn gái có H đảm bảo được rằng con bạn sinh ra sẽ được chăm sóc và dạy dỗ như phần lớn những đứa trẻ khác thì mới nên quyết định có con.

Ngoài ra, khi mang thai và sinh con, bạn gái có H cần tuyệt đối tránh sử dụng rượu và ma tuý, đồng thời cần được theo dõi chặt chẽ thời gian vỡ ối (khi sắp sinh con). Nếu người mẹ bị vỡ ối trước khi sinh từ 4 tiếng trở lên hoặc sử dụng rượu và ma tuý trong thời gian mang thai thì có nguy cơ truyền vi rút HIV sang con rất cao.

Phần lớn con của những bà mẹ có HIV ngay khi sinh đều cho kết quả xét nghiệm dương tính (vì trong máu trẻ còn kháng thể chống lại HIV do mẹ truyền sang) nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các cháu bé này đều bị nhiễm HIV. Các bà mẹ cần chờ sau khi trẻ được 18 tháng tuổi xét nghiệm lại và nếu lúc này kết quả xét nghiệm vẫn cho kết quả dương tính thì bé mới bị nhiễm HIV, còn nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì trẻ không bị nhiễm HIV từ mẹ.

HIV và việc tránh thai của bạn gái

Cũng giống như những bạn gái khác, nếu bạn gái có H không muốn bị mang thai ngoài ý muốn thì cần sử dụng biện pháp tránh thai khi có quan hệ tình dục. Đối với bạn gái có H, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là biện pháp tránh thai tốt nhất.Vì bao cao su không chỉ giúp bạn gái tránh mang thai ngoài ý muốn mà còn giúp bạn gái tránh bị nhiễm thêm các dòng vi rút khác cũng như tránh được các bệnh lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, nếu bạn gái có H thực sự muốn việc tránh thai đạt hiệu quả tuyệt đối thì cần sử dụng biện pháp tránh thai “kép”, tức là kết hợp bao cao su và một biện pháp tránh thai khác như tính vòng kinh, thuốc diệt tinh trùng… Hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi về độ an toàn và tính hiệu quả của các biện pháp tránh thai khác như: Thuốc uống tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, vòng tránh thai đối với các bạn gái có H. Mặc dù chưa có các kết luận rõ ràng song qua quan sát thực tế cho thấy nếu bạn gái có H không điều trị thuốc kháng vi rút thì việc sử dụng thuốc tránh thai cũng không ảnh hưởng gì đáng kể đến sức khoẻ của bạn.

TH

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về HIV và sức khỏe, nếu có những thắc mắc thêm về sức khỏe bạn có thể gọi điện đến tổng đài 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: bieu hien cua hivbieu hien cua benh hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Chẩn đoán uốn ván

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn Clostridium Tetani gây nên, xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, phát triển trong điều kiện yếm khí, tiết ra ngoại độc tố có ái tính với hệ thần kinh, lan truyền trong cơ thể bằng đường thần kinh, đường máu, bạch huyết và xâm nhập vào hai khu vực:

+       Xinap thần kinh cơ.

+       Trung tâm thần kinh thực vật.

-       Bệnh cảnh chủ yếu là cơ cứng cơ thường xuyên, thỉnh thoảng có những cơn giật trên nền co cứng.

-       Bệnh không gây thành dịch, gặp ở mọi nơi, mọi mùa, mọi người, nhất là những người làm việc trực tiếp với ruộng đất.

1. Đường vào :

-       Vết thương ở da, niêm mạc: vết thương, vết bỏng, xâu tai, viêm tai giữa…

-       Vết thương ở nội tạng: thai có KSTC, sau nạo phá thai….

-       Sau phẫu thuật ngoại khoa không đảm bảo vô trùng (ruột, vùng tiểu khung...)

-       Uốn ván rốn: do khi đỡ đẻ, cắt rốn sơ sinh không đảm bảo vô trùng.

-       Uốn ván nội khoa: thường không tìm thấy đường vào.

2. Lâm sàng:

2.1. Thể điển hình:

2.1.1. Thời kì  nung bệnh:

-       Là thời gian từ khi bị vết thương cho tới khi cứng hàm, trung bình 6 - 12 ngày

-       Không có triệu chứng lâm sàng.

-       Thời gian nung bệnh là một yếu tố tiên lượng: càng ngắn càng nặng

2.1.2. Thời kì khởi phát:

-       Thời gian khởi phát: tính tư khi có cứng hàm đến khi có cơn giật đầu tiên, trung bình từ 2 - 3 ngày, càng ngắn tiên lượng càng nặng

-       Cứng hàm: triệu chứng đầu tiên và duy nhất.

+       Khó há miệng, khó nhai, đau hai bên quai hàm, hàm ngày càng cứng lại, răng khít chặt.

+       Sờ thấy 2 bên cơ nhai co cứng

+       Đè lưỡi thấy hàm càng khít chặt lại.

+       Có khi làm mặt biến dạng, bộ mặt “già trước tuổi”.

2.1.3. Thời kì toàn phát: 3 biểu hiện cơ bản: co cứng cơ, cơn co giật, rối loạn cơ năng.

a) Co cứng cơ: khiến BN đau đớn.

-        Cứng hàm ngày càng rõ.

-        Co cứng các cơ ở mặt à cười mếu, nhăn.

-        Cứng gáy.

-        Co cứng các cơ ở thân mình: tùy ưu thế nhóm cơ co cứng à tư thế nằm khác nhau:

+        Cơ duỗi co ưu thế: ưỡn người ra sau, đổ ra sau

+        Cơ gấp co ưu thế: nằm cong lưng tôm.

+        Co cứng đồng đều 2 nhóm: tư thế uốn ván thẳng.

+        Co cứng co ở bụng: Bụng cứng như gỗ.

+        Co cứng cơ chi dưới: 2 chân duỗi thẳng, bàn chân duỗi thẳng như chân ngựa0

+        Co cứng các cơ ở chi trên: tay co lại khép vào mình

+        Nếu các cơ hô hấp (các cơ liên sườn) co cứng lại: dẫu hiệu chẹn ngực: lồng ngực không di động, khạc yếu, suy hô hấp, ứ đọng đờm dãi.


b) Cơn co giật:

-        Co giật toàn thân

-        Xuất hiện tự nhiên  hoặc do kích thích

-        Trong cơn giật bệnh nhân vẫn tỉnh táo hoàn toàn

c) Rối loạn cơ năng:

-        Nuốt khó, khạc yếu, ứ đọng đờm dãi

-        Khó thở: do co thắt họng, co cứng co hô hấp

-        Đau vùng thượng vị do cơ thành bụng co cứng

-        Bí đại tiểu tiện do co thắt cơ thắt hậu môn và bàng quang

d) Toàn thân:

-        Tinh thần tỉnh táo.

-        Rối loạn thần kinh thực vật

+        Bệnh nhân sốt cao 40 - 41oC.

+        Da mặt lúc đỏ, lúc tái

+        Vã mồ hôi.

+        Mạch nhanh, rối loạn vận mạch.

+        Tăng tiết đờm dãi.

2.2. Các thể lâm sàng:

2.2.1. Uốn ván nhẹ: Cứng hàm đơn thuần, không co giật, khỏi nhanh.

2.2.2. Uốn ván nội tạng:

-        Đường vào là nội tạng trong khu vực thần kinh giao cảm bụng, vết thương ở ruột non, đại tràng, nạo phá thai không vô trùng.

-        Diễn biến nguy kịch, tử vong cao

2.2.3. Uốn ván rốn:

-        Cắt rốn không đảm bảo vô trùng

-        Nung bệnh 7 - 10 ngày.

-        Trẻ bỏ bú, mắt nhắm, khóc thét, co giật liên tục, rốn ướt, rụng sớm, tiên lượng nặng, tử vong cao.

2.2.4. Uốn ván đầu:

a) Thể không liệt: co thắt họng sau đó cứng hàm

b) Thể có liệt:

-       Liệt mặt ngoại biên: nung bệnh ngắn, cứng hàm, liệt mặt cùng bên tổn thương hoặc liệt hai bên nếu vết thương ở sống mũi, có thể có co thắt họng hoặc thanh quản, uốn ván khỏi thì liệt hồi phục hoàn toàn.

-       Liệt mắt: vết thương vùng mi, hố mặt, lông mày, hay liệt dây III, uốn ván khỏi thì liệt hồi phục hoàn toàn.

2.2.5. Uốn ván khu trú ở các chi:

-        Gặp ở người đã tiêm vaccin nhưng không tiêm nhắc lại hoặc khi bị thương có tiêm SAT dự phòng nhưng không đủ.

-        Nung bệnh lâu 1 - 2 tháng.

-        Đau, co cúng cơ ở chi có vết thương, không rối loạn cảm giác, không liệt.

-        Hiếm gặp, tiên lượng tốt.

2.2.6. Uốn ván trường diễn: rất hiếm gặp.

3. Chẩn đoán:

3.1. Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào lâm sàng.

3.2. Chẩn đoán phân biệt:

3.2.1. Chỉ có cứng hàm đơn thuần:

-        Tai biến do răng khôn mọc lệch.

-        Viêm xương hàm

-        Viêm khớp thái dương hàm

-        Viêm tấy Amydal

v  Các bệnh trên có đặc điểm: có điểm đau rõ ở vùng quai hàm, hơi thở hôi, hạch góc hàm. Đè lưỡi có thể làm cho miệng há to được. Hiện tượng co cứng không lan tràn thêm.

3.2.2. Co giật:

a) Ngộ độc Strycnin:

-       Có dùng Strycnin

-       Không số

-       Co cứng cơ giống uốn ván nhưng chủ yếu ở thân và tứ chi

-       Không cứng hàm.

b) Viêm màng não cấp thể giả uốn ván:

-       Có HCMN, HCNT.

-       Không cứng hàm.

-       Trạng thái tinh thần ít nhiều bị ảnh hưởng (trong UV, BN hoàn toàn tỉnh táo).

-       DNT: đục.

c) Hạ đường huyết đột ngột và nặng:

-        Co cứng cơ, hôn mê.

-        Không sốt.

-        Uống nước đường khỏi ngay.

d) Bệnh tetanie:

-        Co cứng tập trung ở đầu chi.

-        Có dấu hiệu Trousseau, Chvostek.

-        Không sốt.

4. Diễn biến:

4.1. Tốt: từ ngày 10, các cơn co giật, co cứng giảm, ngủ được, bệnh lui dần và khỏi hoàn toàn.

4.2. Xấu:

-       Tức khắc: rối loạn thần kinh thực vật nặng, co cứng kéo dài, tử vong sau vài giờ hoặc vài ngày do ngừng tim đột ngột.

-       Thứ phát: sau một vài ngày tình trạng bệnh có thuyên giảm nhưng sau đó co giật lại tăng, sốt cao, rối loạn thần kinh thực vật và tử vong.

*        Các nguyên nhân gây tử vong:

-       Ngạt thở trong cơn giật do chẹn ngực, co thắt thanh quản

-       Suy hô hấp: ứ đọng đờm dãi, bội nhiễm

-       Ngừng tim đột ngột trong cơn giật

-       Trụy tim mạch

5. Di chứng:

-       Chồi xương sống, gù lưng, gãy đốt sống

-       Cứng gân, cứng khớp, bàn chân duỗi như chân ngựa

-       Mở khí quản gây sẹo hẹp khí quản, khí quản không liền.

6.  Tiên lượng: phụ thuộc vào:

-       Đường vào: Vết thương nội tang, vết thương đầu mặt cổ, uổn ván rốn … tiên lượng nặng

-       Thời gian ủ bệnh: < 7 ngày tiên lượng nặng

Chú ý: Trên đây là những thông tin mà các bạn có thể tham khảo, để biết thêm chi tiết và được hướng dẫn cụ thể, hãy gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để  nhận được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.

Tags: bieu hien cua hivbieu hien cua benh hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Làm sao khi quên uống thuốc ARV?

Một trong những vấn đề đáng lưu tâm khi điều trị bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV là những tác dụng phụ của thuốc đặc biệt là sự tuân thủ khi dùng thuốc. Trong thời gian điều trị dự phòng ARV bệnh nhân cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV thông qua các xét nghiệm. Còn khi quên thuốc thì bạn càn phải làm gì?


Theo dõi điều trị ARV

- Người bệnh bắt đầu điều trị ARV cần được tái khám và phát thuốc định kỳ

- Thăm khám thường xuyên trong giai đoạn đầu để được tư vấn, hỗ trợ tuân thủ và theo dõi tác dụng phụ khi bắt đầu điều trị.

- Khi người bệnh tuân thủ và dung nạp thuốc tốt, các triệu chứng lâm sàng được cải thiện, thời gian giữa các lần tái khám và phát thuốc là 1 tháng, một số trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt có diễn biến lâm sàng, tuân thủ tốt thì thời gian giữa các lần tái khám có thể 2 tháng và do nhóm điều trị quyết định, một số trường hợp cần theo dõi thường xuyên hơn tại cơ sở điều trị nếu người bệnh có các nhiễm trùng cơ hội 47 mới xuất hiện, có tác dụng phụ của thuốc hoặc phải thay thuốc, và khi người bệnh tuân thủ kém.

- Mỗi lần tái khám, người bệnh được đánh giá tiến triển lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết, cung cấp tư vấn và hỗ trợ cần thiết. Các thông tin đều phải được ghi lại trong bệnh án và sổ khám bệnh của phòng khám.

Theo dõi tiến triển lâm sàng

Mỗi lần tái khám, người bệnh cần được đánh giá tiến triển lâm sàng, phát hiện và xử trí các tác dụng phụ hoặc các nhiễm trùng cơ hội mới, cụ thể:

- Theo dõi cân nặng, nhiệt độ, mạch, huyết áp và khả năng vận động.

- Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng liên quan đến tác dụng phụ của thuốc

- Phát hiện các nhiễm trùng cơ hội mới, tái phát; phân biệt nguyên nhân phục hồi miễn dịch hay thất bại điều trị để có hướng xử trí phù hợp.

- Đánh giá lại giai đoạn lâm sàng. Ngừng điều trị ARV, điều trị hỗ trợ và theo dõi xét nghiệm. Điều trị ARV lại với thuốc ít nguy cơ gây viêm tuỵ cấp như AZT, TDF, ABC.

- Đánh giá khả năng mang thai để thay thuốc ARV khi cần (không dùng efavirenz cho phụ nữ có thai trong 12 tuần đầu của thai kỳ)

Các dấu hiệu lâm sàng chứng tỏ người bệnh đáp ứng với điều trị ARV:

- Tăng cân, thèm ăn trở lại và ăn ngon miệng, chức năng vận động tốt hơn

- Hết các dấu hiệu liên quan đến các nhiễm trùng cơ hội và bệnh lý liên quan đến HIV

Theo dõi xét nghiệm

Ghi chú:

- Khi theo dõi điều trị nếu người bệnh có biểu hiện bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác để chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Theo dõi sự tuân thủ điều trị:

Đánh giá lại về sự tuân thủ điều trị trong tất cả các lần tái khám

- Đánh giá tuân thủ dựa trên đếm số thuốc còn lại, tự báo cáo của bệnh nhân, sổ nhỏ tự ghi, báo cáo của người hỗ trợ điều trị (nếu có) và đánh giá về diễn biến lâm sàng và xét nghiệm.

- Kiểm tra lại cách dùng thuốc, cách xử trí khi quên uống thuốc.

Nếu người bệnh tuân thủ không tốt, tìm hiểu lý do. Người bệnh cần được tư vấn về cách khắc phục các rào cản tuân thủ và nhận được sự hỗ trợ kịp thời đảm bảo sự tuân thủ tốt.

Hướng dẫn khi người bệnh quên uống thuốc:

Khi phát hiện ra quên uống thuốc theo lịch, người bệnh phải uống ngay liều thuốc vừa quên. Tiếp theo tính thời gian uống liều kế tiếp theo lịch như thường lệ:

- Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn trên 4 tiếng, uống liều đó vào đúng thời gian theo lịch như bình thường.

- Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn dưới 4 tiếng, KHÔNG ĐƯỢC uống liều kế tiếp theo lịch cũ mà phải đợi trên 4 tiếng mới được uống.

- Nếu quên hơn 2 liều trong một tuần, người bệnh phải báo cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn.

Theo Pasteur HCM

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc chống chống phơi nhiễm, nếu có những thắc mắc thêm về sức khỏe, các bạn hãy gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia

Tags: bieu hien cua hivbieu hien cua benh hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Ý nghĩa và kiểm tra định lượng 5 hạng mục viêm gan B?

Viêm gan B là một loại bệnh truyền nhiễm có tính “cứng đầu”, thời gian điều trị dài, sau khi trải qua 1 thời gian điều trị có một bộ phận bệnh nhân có thể chữa khỏi hoàn toàn. Sau đây là chỉ tiêu kiểm tra định lượng 5 hạng mục viêm gan B mà chúng ta nên tham khảo để theo dõi tiến triển của bệnh.


1. Kiểm tra định lượng HBsAg

Giá trị tham khảo: 0-0.05IU/mL

Ý nghĩa lâm sàng
  • Có thể làm chỉ tiêu tham khảo sự sao chéo virus viêm gan B ở người mang virus viêm gan B
  • Đánh giá hiệu quả điều trị Lamivudine
  • Kiếm tra sự sao chép virus viêm gan B ở bệnh nhân ứng dụng điều trị alpha-interferon
  • Xác định lượng sử dụng globulin miễn dịch ở bệnh nhân ghép gan
2. Kiểm tra định lượng Anti-HBs

Là kháng thể đặc trưng sản sinh trong cơ thể kích thích HbsAg, là 1 loại kháng thể có tính bảo vệ có thể trung hòa HBV

Hàm lượng Anti-HBs ở mức 0-10mIU/ml chứng tỏ không có tính bảo vệ, cần tiêm vaccine viêm gan B (3 mũi: phương án 0-1-6)

Hàm lượng Anti-Hbs 10-100mIU/ml, chứng tỏ rằng đã có tính bảo vệ, nhưng còn khá yếu, cần tiêm phòng nhắc lại viêm gan B (1 mũi)

Hàm lượng Anti-Hbs lớn hơn 100100mIU/ml, chứng tỏ rằng tính bảo vệ đã rất mạnh, không cần tiêm phòng vaccine viêm gan B nữa.
3. HBeAg

HbeAg tăng cao chứng tỏ virus đang sao chép, có tính truyền nhiễm rất lớn.

4. Anti-HBe

HbeAg dương tính chứng tỏ sự sao chép virus viêm gan B giảm đi, tính truyền nhiễm yếu, nhưng vẫn có tính truyền nhiễm. Anti-Hbe không phải là kháng thể mang tính bảo vệ, là tiêu chí thời gian truyền nhiễm virus viêm gan B khá dài.

5. Anti-HBc

Sự cao thấp của nồng độ HbcAb có thể phản ánh trạng thái truyền nhiễm virus, nồng độ cao HbcAb chứng tỏ sự truyền nhiễm cấp tính viêm gan B, nồng độ thấp thường là thời kì phục hồi hoặc truyền nhiễm trước đây, có lợi cho sự phán đoán tính hoạt động và không hoạt động của viêm gan mãn tính, có thể dùng cho sự phân loại viêm gan B mãn tính.

Anti-HBc không phải là 1 loại kháng thể có 2 hình thức là IgG và IgM. IgM xuất hiện ở thời kì đầu mà IgG xuất hiện ở thời kì khôi phục, có thể duy trì nhiều nằm hoặc tồn tại suốt đời.
Chú ý: Trên đây là những thông tin  mà các bạn có thể tham khảo, để biết  thêm chi tiết và được hứơng dẫn cụ thể, hãy gọi đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để  nhận được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.

Tags: bieu hien cua hivbieu hien cua benh hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Đặc điểm dịch tễ bệnh quai bị

1. Nguyên nhân gây bệnh

Virus quai bị thuộc loại Pramyxovirus, chỉ có duy nhất một type huyết thanh được tìm thấy năm 1934 bởi Johnson và Goodpasture.

Virion có hình cầu hơi thô đường kính khoảng 85-300 micromet .


Nucleocapside có chứa chuổi RNA cuộn theo hình xoắn và được bao bọc chung quanh bởi màng lipid gồm 3 lớp. Lớp ngoài cùng gắn với glycoprotein mang tính hủy hoại receptor (neuraminidase), ngưng kết hồng cầu (hemaglutinating) và kết dính tế bào. Protein ngưng kết hồng cầu gắng với acidesialic trên tế bào đích khởi đầu quá trình nhiễm virus . Protein kết dính tế bào liên kết mànglipid kép, làm cho virus lan tràn từ tế bào này sang tế bào khác.

2. Đặc điểm dịch tễ

Người là vật chủ duy nhất đươc biết trong thiên nhiên.Trước khi có vaccin 1967 Quai bị là một bệnh dịch toàn cầu, thường tập trung ở các tập thể như trại lính, trại mồ côi, trường học v.v... Tuy nhiên dịch có tể bùng phát ở cụm dân cư đả được chủng ngùa, chứng cớ này cho thấy một số người không đươc bảo vệ bằng vaccin.Ở Mỹ đỉnh cao được ghi nhận vào năm 1987là 12848 trường hợp (Redbook 1994. Infectious diseases).Ở Việt nam chưa có số liệu cụ thể được báo cáo. Sự tấn công của virus quai bị lần thứ 2 gần như không tìm thấy.

- Mùa: Bệnh xảy ravào mùa đông xuân đặc biệt là tháng 4-5. Mặc dầu người ta thấy rằng quai bị ít lây hơn sời và thủy đậu nhưng trong một vài khảo sát cho thấy 80-90% người lớn có phản ứng huyết thanh dương tính với quai bị mặc dù 1/ 3 số người này không có tiền sử quai bị.

- Đường lây truyền: Virus được truyền trực tiếp từ người này sang người khác qua các giọt nước bọt bị nhiễm vírus bắn ra. Mặc dù người ta vẫn phân lập được virus quai bị trong nước tiểu nhưng sự lan truyền theo đường này có lẽ không xảy ra.

- Thời gian lây truyền: Nguy cơ lan truyền cao nhất từ 6 ngày trước khi khởi phát và kéo dài đến 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai. Người ta phân lập được virus trong nước bọt 7 ngày trước đến 9 ngày sau khi khởi phát, dù cho thời kỳ lây nhiễm có khi ngắn hơn, có một số trường hợp lâm sàng nhẹ hoặc không sưng tuyến nước bọt nhưng có virus trong tuyến nước bọt, nhiễm virus huyết cũng kéo dài 2 đến 3 tuần ở một vài bệnh nhân.

- Đối tượng: nam nhiều hơn nữ

 Nhiễm virus quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng tỉ lệ sẩy thai tự nhiên ( #27% ). Mặc dù virus quai bị có thể qua nhau thai nhưng không có chứng cớ nào cho thấy nhiễm quai bị trong thai kỳ sẽ gây nên dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Bệnh hiếm gặp ở trẻ dưới < 2 tuổi.
Đỉnh cao từ 10-19 tuổi (tưổi thanh thiếu niên)

3. Cách phòng bệnh

Đối với tập thể

Bằng các phương tiện truyền thông đại chúng, tuyên truyền cho cộng đồng biết các dấu hiệu nghi ngờ quai bị, giáo dục cách phòng bệnh như
Cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng của cơ thể trong mùa có thể xãy ra dịch,hoặc trong vùng đang có dịch; nhất là phụ nữ có thai và người chưa có miễn dịch với quai bị    
Người mắc quai bị phải được cách ly tối thiểu 9 ngày khi lâm sàng có triệu chứng sưng tuyến mang tai nhất là khi bệnh nhân ở trong các tập thể như nhà trẻ, trường học, trại lính .v.v. Để phòng dịch bùng phát.

Tạo miễn dịch chủ động

Vaccine quai bị ra đời 1967 và có hiệu quả bảo vệ >95% trường hợp có tiếp xúc với nguồn bệnh, tuy nhiên vaccine quai bị không chứng minh có hiệu quả bảo vệ khi bệnh đã bộc phát.
Vaccine được làm từ virus quai bị sống giẩm độc lực được nuôi cấy trong phôi gà. Vaccine được tiêm dưới da liều 0,5 ml có thể đơn độc hoặc kết hợp với sởi và Rubella(MMR: Mump, Measle, Rubella) đối tượng chủng ngừa là trẻ >12 tháng trỏ đi . Trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn đều có thể chủng ngừa quai bị . Chỉ cần chủng ngừa 1 lần .Thận trọng đối với những nguời có dị ứng với trứng, thịt gà hoặc lông gà . Không có chứng cớ nguy hại cho thai nhi, nhưng cũng nên tránh chủng ngừa cho phụ nữ có thai. Chống chỉ địng chủng ngừa còn đặt ra cho những người đang điều trị với thuốc giảm miễn dịch, đang mắc các bệnh cúm ác tính.

Miễn dịch thụ động

Dùng globuline miễn dịch chống quai bị, thuốc làm giảm tỉ lệ viêm tinh hòan nhưng không có tác dụng lên cơ quan khác.

Liều lượng 3-4,5 ml tiêm bắp cho đối tượng tiếp xúc với người bệnh mà chưa có miễn dịch.

Tags: dau hieu nhiem hivdấu hiệu nhiễm hivtriệu chứng hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Cơ chế bệnh sinh và triệu chứng của bệnh quai bị

1. đặc điểm sinh bệnh học

Virus quai bị xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, trong suốt thời kỳ ủ bệnh, khoảng từ 12-25 ngày nó phát triển nhân lên trong biểu mô đường hô hấp trên và các tổ chức bạch huyết vùng cổ, từ đó virus theo đường máu lan tràn đến các cơ quan khác như màng não tuyến sinh dục, tụy, tuyến ức, gan, tim, thận, tim và thần kinh trung ương, riêng tuyến nước bọt có lẽ thứ phát sau nhiễm virus máu

2. Đặc điểm giải phẫu

Những thay đổi bệnh lý được ghi nhận tạituyến man tai trong suốt thời kỳ quai bị cấp gồm phù tổ chức kẽ, tẩm nhuận tế bào lympho và xuất tiết các sợi tương dịch

Ông tuyến chứa đày tế bào hoại tử và neutrophiles

Những tổn thương tương tự cũng tìm thấy ở các cơ quan khác như tụy và tinh hoàn

Trong bối cảnh viêm tinh hoàn quai bị người ta quan sát những vùng nhồi máu và phản ứng viêm nặng nề, hầu hết những vùng này có hiện tượng tế bào biểu mô sinh tinh bị hyaline hóa và xơ hóa

Khi não bị thâm nhiễm, thì viêm não màng não tiên phát vơi tiêu hủy tế bào thần kinh hoặc thóa hóa myeline sau viêm não có thể xãy ra

3. Biểu hiện của bệnh

1/3 trường hợp nhiễm virus quai bị không triệu chứng
Các biểu hiện chính trong quai bị gồm :
Sưng tuyến mang tai                                          60%_70%
Sưng các tuyến nước bọt khác                          10%
Hệ thông thần kinh trung ương:
VMN Tăng lympho không triệu chứng               50%
Viêm màng não không triệu chứng                   10%
Viêm não                                                        1/6000
Bệnh lý về hệ thần kinh khác                            4%  (phát hiện bằng test)
Viêm tinh hoàn,mào tinh hoàn                          20% (ở nam sau dậy thì)
Viêm buồng trứng                                           5%   (ở nữ sau dậy thì)
Viêm tuyến vú                                                 7%-30% (ở nữ sau dậy thì)
Viêm tụy                                                         5%
Viêm thận (có bất thường về chức năng thận thoáng qua)                           >60% (hiếm khi tử vong)
Viêm cơ tim,viêm ngoại tâm mạc,  có bất thường trên ECG                               5-15% (hiếm khi tử vong)

Các biểu hiện khác:  Viêm khớp, viêm tuyến giáp,  Viêm tuyến tiền liệt, viêm gan,  Viêm kết mạc, viêm kết mạc,  Viêm mống mắt, giảm tiểu cầu, Gia tăng sẩy thai (chỉ 3 tháng đầu của thai kỳ)
Điếc vĩnh viễn (75% điếc một bên)               1/20000-1/15000

Viêm tuyến nước bọt mang tai và các túyên nước bọt khác

Thời kỳ ủ bệnh: trung bình 16-18 ngày (thay đổi tư 12-25 ngày)

Thời kỳ khởi phát: thường bắt dầu với các triệu chứng chính không đặc trưng của đường hô hấp trên và dưới. Toàn thân: mệt mỏi, chán ăn, đau nhức mình mẩy, sốt nhẹ, kéo dài vài ngày trước khi sưng tuyến mang tai

Toàn phát: Bắt đầu sưng tuyến mang tai, sốt giảm và các biểu hiện triệu chứng tại các cơ quan liên hệ
Thời kỳ này thường đột ngột sau thời kỳ khởi phát, tuyến mang tai sưnng tối đạt tối đa sau 1-3 ngày và giảm dần sau 7-10ngày. Hiếm khi kéo dài quá 2 tuần. Sưng cả 2 tuyến chiếm 3/4 trường hợp, sưng tuyến bên này rồi lan sang tuyến bên kia, một đôi khi kèm sưng tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi.

Tuyến mang tai sưng từ tai đến dưới hàm và lan ra tận gò má, mất rảnh trước và sau tai. Vùng da trên tuyến không nóng và đỏ như trong viêm tuyến mang tai nhiễm trùng, có tính đàn hồi và không để lại đấu ấn ngón tay.

Bệnh nhân có cảm giác đau tai nhất là khi ăn, hoặc uống các thức ăn có vị chua do nghẽn ống Wharton hoặc Stensen.

Sưng tuyến dưới hàm và dưới lưỡi có khi lan xuống tận phần trước của ngực. Phù nề thanh môn hiếm xảy ra nhưng nếu xảy ra thì phải khai khí quản.

Khám họng thấy miệng các lỗ ống tuyến nước bọt có thể trở nên đỏ, phù nề và có những điểm xuất huyết nhỏ.

Tòan thân vẫn tiếp tục sốt 38-390C nhức đầu, chán ăn, đau mỏi tòan thân, đặc biệt ở trẻ em.Các triệu chứng thực thể khác gần như vắng mặt.

Chẩn đoán sớm dựa vào: Sốt - Đau mỏi toàn thân - Tuyến mang tai sưng một bên rồi lan sang bên kia

4. Các biến chứng thường gặp

- Viêm tinh hòan-mào tinh hòan: xảy ra khỏang 20% ở nam giới sau tuổi dạy thì bị quai bị, hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Trong số này chỉ có 15-25% xảy ra hai bên; 2/3 trường hợp xảy ra trong tuần lễ đầu,1/3 còn lại xảy ra ở tuần thứ 2. Một đôi khi viêm tinh hòan xảy ra mà không có viêm tuyến mang tai.

Tòan thân: Sốt cao 39-410C, ớn lạnh, nôn mủa, đau vùng bìu.

Thăm khám: Vùng da bìu đỏ, tinh hòan sưng lớn to gấp 3 -4 lần bình thường, nóng cứng, các triệu chứng này biến mất sau 1 tuần .

85% trường hợp viêm tinh hòan là viêm mào tinh hòan

35% trường hợp teo tinh hòan và thường là 1 bên, nếu teo xảy ra ở 2 bên có thể vô sinh hoặc có thể bất thường về tinh dịch.

Testosteron huyết tương tăng trong suốt giai đọan viêm tinh hòan cấp, trở lại bình thường khi hồi phục
Nhồi máu phổi được ghi hnận có lẽ do viêm tắc tĩnh mạch tiền liệt tuyến và đám rối chậu trong viêm tinh hòan.              

- Viêm màng não và viêm não:

Hệ thống TKTW và vị trí tổn thương ngoại tuyến thông thường nhất trong quai bị . Ở Mỹ trước khi có vaccine quai bị có khỏang 10% viêm màng não vô khuẩn trong quai bị . Hiện nay chỉ còn 1% .          Các biểu hiện ở hệ thống TKTW xảy ra 3-10 ngày sau sưng tuyến mang tai (có khi 2-3 tuần sau), bao gồm: cứng cổ, nhức đầu, nôn mủa, ngủ gà. Các triệu này giảm dần sau 3-10 ngày và thường khỏi hòan tòan.
Dịch não tủy có những biến đổi bất thường có thẻ kéo dài khỏang 1 tháng:
Protein bình thường hoặc tăng nhẹ
Glucose bình thường
Tế bào < 500/mm3, đa số là Lympho, có khỏang 20-25% trường hợp có Neutrophile tăng
Viêm não quai bị ít xảy ra hơn, tần suất 1/6000, nam > nữ, xảy ra 7-10 ngày sau sưng tuyến mang tuyến mang tai hoặc xảy ra cùng lúc, các triệu chứng đặc thù: Dấu thần kinh khu trú, rối lọan tác phong, ý thức trì trệ.
Các biểu hiện ít gặp là viêm tủy cắt ngang, viêm dây thần kinh sọ não, viêm đa dây thần kinh, hội chứng Guilain Barré, mù vỏ não (Corticalblindness) và thất điều. Ơ trẻ em có thể gặp não úng thủy do tắc lỗ thông não thất sau quai bị.

- Điếc và giảm thính lực
Đây làmột thể điếc thần kinh (senssorineural deafness) biến chứng của quai bị, 4% điếc thóang qua trong giai đọan cấp và 1/15.000-1/20.000 điếc vĩnh viễn thường một bên, tuy nhiên điếc hai bên có thể xảy ra, thường do viêm nội dịch mê đạo trong tai

- Viêm tuyến vú và viêm buồng trứng:
Xảy ra ở nữ sau tuổi dậy thì:
Viêm tuyến vú (7-30%)
Viêm buồng trứng (5%): Triệu chứng gồm: sốt, nôn mủa, đau bụng đau hố chậu. Khám vùng hố chậu thấy buồng trứng căng, biến chứng vô sinh ít gặp.

- Viêm tụy
Xảy ra khỏang 5% trường hợp, thường khó chẩn đóan. Viêm tụy có thể xảy ra mà không có dấu hiệu của quai bị, do đó trẻ em và người trẻ tuổi viêm tụy đơn thuần phải cần chẩn đóan gián biệt với các nguyên nhân gây viêm tụy khác. Các triệu chứng bao gồm sốt, nôn mửa và đau thượng vị. Thường hôì phục sau một tuần.

- Viêm cơ tim và màng ngoài tim
15% trường hợp bệnh nhân quai bị có thay đổi trên điện tâm đồ, thông thường nhất là kéo dài thời gian dẫn truyền nhĩ thất, cón ST-T không thay đổi đặc hiệu. Viêm màng ngoài tim hoặc viêm cơ tim được ghi nhận nhưng viêm cả 2 thường hiếm. Tử vong có nhưng ít.

- Viêm khớp
Thường 2 tuần sau khi viêm tuyến mang tai và có thể kéo dài đến 5 tuần. Viêm đa khớp và viêm các khớp lớn khỏi hòan tòan không để lại di chứng thưòng xảy ra ở nam giới tuổi 20-30.

- Rối lọan chức năng thận
Thường nhe, được tìm thấy >50%, bao gồm giảm khả năng cô đặc nước tiểu, đái ra máu vi thể hoặc protein niệu thoáng qua.

5. Đặc điểm cận lâm sàng

- CTM: Trong quai bị không biến chứng nhìn chung không có biế đổi gì lớn, chủ yếu là BC giảm nhẹ

- Tốc độ lắng máu: Chỉ tăng khi có viêm tụy và viêm tinh hòan

- Amylase máu: Tăng trong viêm tụy và viêm các tuyến nước bọt và có khi tăng ở những bệnh nhân viêm não, màng não quai bị mà không có sưng tuyến mang tai trên lâm sàng. Ngược với Amylase máu, Lipase huyết thanh chỉ tăng trong viêm tụy kèm với tăng đường máu và đường niệu (+) có thể xảy ra

- Dịch não tủy: Không có sự tương quan giữa số lượng tế bào đếm được và múc độ trầm trọng của thương tổn hệ thần kinh.

BC: 0-200/mm3 giai đọan đầu, neutrophile chiếm ưu thế, về sau chủ yếu là lympho.

- Phân lập virus: Virus có thể phân lập được từ máu, chất tiết ở cổ họng, từ ống Stensen, DNT, nước tiểu.

- Phương pháp miễn dịch huỳnh quang: Phát hiện sự hiện diện của virus của tế bào họng thanh quản sớm hơn trong vònh 2-3 ngày.

- Huyết thanh chẩn đóan: Test ELISA khá đặc hiệu và được áp dụng rộng rãi nhất, xác định sự đáp ứng của kháng thể đặc hiệu IgM, IgG.

Test cố định bổ thể: phát hiện kháng thể kháng V (virion) và kháng thể kháng S ( kháng nguyên nucleocapside hòa tan ), để chẩn đóan gian đọan cấp của bệnh, trong giai đoạn cấp cá kháng S mà không có kháng thể V, nếu sau 2-3 tuần hiệu giá kháng thể tăng gấp 4 lần thì chẩn đóan chắc chắn. Kháng thể S tồn tại vài tháng và kháng thể V tồn tại nhiều năm.

6. Cần phân biệt bệnh với

- Trường hợp có sưng tuyên mang tai ta cần gián biệt với viêm tuyyến mang tai do nhiễm virus (coxaskie, virus cúm và phó cúm) hoặc vi khuẩn (có mủ chảy ra ở lổ đổ của ống stenon), một đôi khi sưng tuyến nướuc bọt mang tai có thể gặp ở người nghiện rượu,SDD, ure máu cao, đái đường, sỏi tuyế nước bọt gây tắc (chẩn đóan: hỏi tiền sử và chụp XQ ) .

- Viêm hạch bạch huyết góc hàm do bạch hầu:
Bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm độc nặng kèm giả mạc ở họng hoặc viêm phản ứng do nhiễm trùng vùng hầu họng, răng.

- Một số bệnh tòan thể khác như: Lao, hodgkin, lupus ban đỏ, viêm tuyến mang tai kèm theo viêm tuyến lê và móng mắt (hội chứng Mickulizz) có thể bắt đầu đột ngột sưng tuyến mang tai nhưng không đau và kéo dài.

- Phân biệt viêm tinh hòan do quai bị và một só viêm tinh hòan khác: do nhiễm khuẩn hay gặp là: lậu, lao, lepstospira, thủy đậu, Brucellose.

- Viêm tụy cấp trong quai bị cần gián biệt với thủng tạng rỗng như: dạ dày, ruột thừa, cơn đau quặn gan, quặn thận(và triệu chứng chướng bụng và đau dữ dội).

Tags: dau hieu nhiem hivdấu hiệu nhiễm hivtriệu chứng hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Sốt xuất huyết những điều cần biết

Bệnh sốt xuất huyết

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên. Virus Dengue truyền từ người bệnh sang người lành qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes Aegypti. SXH là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Một người có thể bị nhiễm sốt xuất huyết nhiều lần

Ở nước ta, hiện có 4 tuýp virus Dengue gây bệnh là D1, D2, D3 và D4. Một người đã từng nhiễm SXH sẽ miễn dịch với tuýp virus đó nhưng vẫn có khả năng nhiễm chéo do một tuýp virus khác và nhiễm bệnh lần 2 thường nặng hơn lần đầu.

Các triệu chứng nhận biết

Sau khi bị muỗi vằn mang mầm bệnh cắn, người bệnh sẽ có thời kỳ ủ bệnh khoảng 5 ngày, sau đó mới phát bệnh với những triệu chứng sau:

- Sốt cao đột ngột, liên tục từ 39 - 40 độ trong 2 - 7 ngày liền.

- Xuất huyết dưới dạng chấm rải rác trên da hoặc bầm chỗ chích, chảy máu cam, ói ra máu.

- Chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau bụng.

- Các dấu hiệu của SỐC: mạch nhanh, nhẹ, huyết áp giảm hoặc không đo được, chi lạnh, bứt rứt…

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 2009, SXH chia làm 2 mức độ:

-Nhóm nhiễm Dengue có thể kèm dấu báo hiệu nặng.

-Nhóm nhiễm Dengue nặng (mất nước nặng, xuất huyết nặng, tổn thương nội tạng nặng).

Trẻ SXH mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của y, bác sĩ. Với mức độ nặng, nhất thiết trẻ phải nhập viện ngay để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng, tử vong.

Nên làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết?

Nên
Theo dõi và đến bệnh viện khám ngay. Trường hợp bệnh nhẹ, chăm sóc tại nhà cần chú ý các điểm sau:

- Nghỉ ngơi, tránh hoạt động nhiều.

- Uống nhiều nước (nước sôi để nguội, nước Oresol, nước chanh, cam vắt).

- Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Tránh thức ăn, uống có màu đen, đỏ, nâu (ói mửa sẽ dễ nhầm lẫn là máu).

- Hạ sốt với thuốc Paracetamol, lau mát người.

Tránh tuyệt đối
- Dùng Aspirin để hạ sốt.

- Cạo gió, kiêng cữ ăn uống.

Nên cho trẻ nhập viện ngay nếu trong quá trình theo dõi trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau: Sốt quá cao/ Xuất huyết lan rộng, chảy máu cam, chảy máu chân răng/ Tay, chân lạnh/ Trẻ đang tỉnh táo, bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã/ Đau bụng dữ dội/ Da trẻ đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại/ Trẻ tiểu ít hẳn hoặc không tiểu, nhưng rất khát.

Những cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (lăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, theo nguyên tắc: không lăng quăng, không muỗi, sẽ không có sốt xuất huyết.

- Dọn vệ sinh sạch sẽ quanh nhà, không để nước tù đọng trong các bể chứa, lu, chai lọ.

- Bảo vệ tránh không bị muỗi đốt: ngủ màn ban ngày, mặc quần áo dài tay, không cho trẻ chơi ở những chỗ tối.

- Đuổi muỗi, dùng kem, thuốc xịt chống muỗi.

- Khi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời hoặc vào mùa dịch cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi muỗi, nhất là đối với trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chất Diethyltoluamide (DEET) nồng độ từ 10 - 30% có hiệu quả xua đuổi muỗi trong thời gian dài (từ 5 - 8 tiếng), an toàn cho sức khỏe người sử dụng và môi trường.

Lưu ý: Cách phòng tránh sốt xuất huyết tốt nhất là chuẩn bị cho mình vốn kiến thức cần thiết về dịch bệnh này. Để có đầy đủ kiến thức chăm sóc cho sức khỏe của gia đình, hãy gọi điện đến tổng đài 19008909 để được tư vấn cụ thể. Chúc các bạn sức khỏe!

Tags: dau hieu nhiem hivdấu hiệu nhiễm hivtriệu chứng hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Ý nghĩa xét nghiệm viêm gan B

1. Giải thích các ký tự

HBV : virus viêm gan B
HBsAg : kháng nguyên bề mặt viêm gan B
HBeAg : kháng nguyên e viêm gan B
Anti-HBc : kháng thể của kháng nguyên nhân viêm gan B
Anti-HBe : kháng thể của kháng nguyên e viêm gan B
Anti-HBs : kháng thể của kháng nguyên bề mặt viêm gan B

• Kháng nguyên : là yếu tố xâm nhập gây bệnh ( nhân, vỏ, lông …của virus gây bệnh ).
• Kháng thể : là yếu tố kháng bệnh mà cơ thể sinh ra nhằm chống lại tác nhân gây bệnh
• Âm tính : không có = O
• Dương tính : Có = X

2. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm 

* Trường hợp 1 : 
HBsAg : O
HBeAg : O
Anti-HBc : O
Anti-HBe : O
Anti-HBs : O
---> Chưa từng nhiễm viêm gan B, Cho thấy khả năng dễ nhiễm viêm gan B>>> nên tiêm phòng.

* Trường hợp 2 :

HBsAg : X
HBeAg : O
Anti-HBc : O
Anti-HBe : O
Anti-HBs : O
---> Giai đoạn sau của thời kỳ ủ bệnh hoặc giai đoạn rất sớm của nhiễm cấp. Nguy cơ lây nhiễm.

* Trường hợp 3 :

HBsAg : X
HBeAg : X
Anti-HBc : O
Anti-HBe : O
Anti-HBs : O
---> Giai đoạn đầu của nhiễm cấp. Nguy cơ lây nhiễm viêm gan B.

* Trường hợp 4 :

HBsAg : O
HBeAg : O
Anti-HBc : O
Anti-HBe : O
Anti-HBs : X
---> Có thể cho thấy tiền sử nhiễm với việc biến mất chọn lọc Anti-HBc và Anti-HBe hoặc do chủng ngừa, chủng ngừa thụ động tạm thời bằng HBIG hoặc chủng ngừa chủ động lâu dài bằng vaccin viêm gan B. Không lây nhiễm.

 * Trường hợp 5 :

HBsAg : O
HBeAg : O
Anti-HBc : X
Anti-HBe : O
Anti-HBs : X
---> Trường hợp này của bệnh viêm gan B cho thấy tiền sử nhiễm HBV nhưng Anti-HBe không tồn tại dai dẳng hay không thể phát hiện. Miễn dịch đối với các trường hợp nhiễm thứ phát. Không lây nhiễm.

* Trường hợp 6 :

HBsAg : O
HBeAg : O
Anti-HBc : X
Anti-HBe : X
Anti-HBs : X
---> Cho thấy tiền sử nhiễm HBV. Miễn dịch đối với các trường hợp nhiễm thứ phát. Không lây nhiễm.

* Trường hợp 7 :

HBsAg : X
HBeAg : X
Anti-HBc : X
Anti-HBe : O
Anti-HBs : O
---> Nhiễm cấp hoặc mạn. Nguy cơ lây nhiễm cao.

* Trường hợp 8 :

HBsAg : X
HBeAg : O
Anti-HBc : X
Anti-HBe : O
Anti-HBs : O
---> Nhiễm cấp hoặc mạn ; Thời kỳ sau khi HBeAg biến mất nhưng chưa phát hiện được Anti-HBe. Chỉ định theo dõi huyết thanh học. Nguy cơ lây nhiễm.

* Trường hợp 9 :

HBsAg : X
HBeAg : X
Anti-HBc : X
Anti-HBe : X
Anti-HBs : O
---> Giai đoạn từ giữa đến cuối của nhiễm cấp hoặc tình trạng người mang mầm bệnh viêm gan B mạn tính. Thời kỳ chuyển đổi huyết thanh từ HBeAg sang Anti-HBe. Chỉ định theo dõi huyết thanh học. Nguy cơ lây nhiễm.

* Trường hợp 10 :

HBsAg : X
HBeAg : O
Anti-HBc : X
Anti-HBe : X
Anti-HBs : O
---> Giai đoạn từ giữa đến cuối của nhiễm cấp hoặc tình trạng người mang mầm bệnh mạn tính. Chỉ định theo dõi huyết thanh học. Nguy cơ lây nhiễm.

* Trường hợp 11:

HBsAg : O
HBeAg : O
Anti-HBc : X
Anti-HBe : O
Anti-HBs : O
---> Trường hợp này của bệnh viêm gan B thường biểu hiện tình trạng nhiễmtrước đây với việc mất chọn lọc Anti-HBs. Tình trạng này cũng có thể biểu hiện cho giai đoạn của sổ của một đợt nhiễm cấp; nhiễm mạn tính với HBsAg thấp hơn giới hạn có thể phát hiện; hoặc kết quà thử nghiệm có sai sót. Nguy cơ lây nhiễm thấp.

* Trường hợp 12 :

HBsAg : O
HBeAg : O
Anti-HBc : X
Anti-HBe : X
Anti-HBs : O
---> Trường hợp này có thể biểu hiện cho tình trạng nhiễm mà chưa thể phát hiện Anti-HBs; tình trạng nhiễm trước đây không tồn tại dai dẳng Anti-HBS; hoặc hiếm hơn tình trạng nhiễm hiện tại với HBsAg thấp hơn giới hạn có thể phát hiện. Nguy cơ lây nhiễm thấp.

* Trường hợp 13 :

HBsAg : O
HBeAg : X
Anti-HBc : O
Anti-HBe : O
Anti-HBs : O
---> Một trường hợp hiếm gặp phần lớn là do kết quả thử nghiệm sai sót. Chỉ định làm lại thử nghiệm.

* Trường hợp 14:

HBsAg : O
HBeAg : O
Anti-HBc : O
Anti-HBe : X
Anti-HBs : O
---> Có thể là sai sót của kết quả thử nghiệm. Nếu Anti-HBe dương tính thật sự, rồi tới Anti-HBc và có thể Anti-HBs cũng dương tính. Chỉ địng làm lại thử nghiệm.

* Trường hợp 15 :

HBsAg : X
HBeAg : O
Anti-HBc : X
Anti-HBe : X
Anti-HBs : X
---> Một tình trạng đôi khi gặp phải, cho thấy việc lưu hành các phức hợp miễn dịch của HBsAg với tỉ lệ như nhau nên cả hai có thể được phát hiện; HBsAg và Anti-HBs với các kiểu phụ khác  nhau; hoặc kết quả thử nghiệm Anti-HBs có sai sót. Nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan B.

Nguồn TH

Chú ý: Khi có những thắc mắc liên quan đến bệnh Viêm gan B hãy gọi đến tổng đài tư vấn sức khỏe 19008909 để được tư vấn cụ thể.

Tags: dau hieu nhiem hivdấu hiệu nhiễm hivtriệu chứng hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Việt Nam có trên 1000 ca mắc mới HIV mỗi tháng

Tổng kết "Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư" giai đoạn 2008-2012

Theo báo cáo tại hội nghị, tính đến giữa năm 2012, toàn quốc có hơn 204.000 người nhiễm HIV, trong đó có gần 60.000 người ở giai đoạn AIDS, và kể từ đầu vụ dịch cho đến nay đã có gần 62.000 người tử vong do AIDS.

Những năm gần đây, mặc dù số người nhiễm mới HIV, số bệnh nhân AIDS và tử vong do AIDS giảm so với những năm trước nhưng đến 2011, tốc độ giảm đã chững lại và mỗi tháng Việt Nam vẫn phát hiện 1.000 ca nhiễm HIV mới.

Chiến lược và tầm nhìn năm 2020 - 2030

Chiến lược giai đoạn 2020 và tầm nhìn 2030 đặt ra của Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm là: khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020; tăng tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đạt 80%.

Cùng với lễ tổng kết, Bộ Y tế, Bộ VH-TT-DL và T.Ư MTTQ VN đã ký kết tiếp tục thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia phong trào phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng” trong chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến 2020 và tầm nhìn 2030.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Trong cuộc chiến chống lại đại dịch này, sự tham gia của toàn dân là hết sức quan trọng, tạo sự thành công trong tác phòng chống HIV/AIDS. Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 là một mục tiêu đầy thách thức đối với quốc gia chúng ta, nhưng phải đẩy mạnh mọi hoạt động, phương án để thực hiện được. Hiện nay, vấn đề gặp phải của phong trào là nguồn kinh phí, vì vậy, các HĐND, địa phương phải có dự toán ngân sách hằng năm trong việc thực hiện công tác phòng, chống đại dịch này. Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ kêu gọi các tổ chức quốc tế cùng chung tay với chúng ta trong việc hỗ trợ Việt Nam cùng đẩy lùi đại dịch này!”.

Tại hội nghị, 7 tập thể là các xã thuộc các tỉnh, thành Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Hà Nam, Bình Thuận, Cần Thơ, Vĩnh Phúc đã được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân tham gia phong trào phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng”. 10 tập thể, 10 cá nhân nhận bằng khen của T.Ư MTTQVN; 20 tập thể, 20 cá nhân nhận bằng khen của Bộ Y tế vì đã xuất sắc trong phong trào trên.

Hãy gọi tới tổng đài tư vấn HIV 19008909 để được tư vấn cụ thể về cách phòng tránh cho bạn và người thân.

Tags: dau hieu nhiem hiv, dấu hiệu nhiễm hiv, triệu chứng hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net



Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em