TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

7 triệu chứng HIV dễ nhận biết

Hiện nay chắc hẳn ai cũng biết HIV và căn bệnh AIDS, nhưng nhiều khi các triệu chứng HIV không xuất hiện trong nhiều năm đầu, theo thống kê cho thấy chỉ khoảng 70% số người nhiễm HIV có các triệu chứng sớm ngay sau vài tuần nhiễm bệnh. Nhiều người không biết mình mắc bệnh vì có tới 30% các triệu chứng HIV này không rõ ràng, do đó muốn chính xác bạn phải xét nghiệm.


Triệu chứng hiv

Dưới đây tôi xin tổng hợp các triệu chứng HIV

1.Cơ thể bị sốt nhẹ:

Dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng HIV là cơ thể người bệnh bị sốt nhẹ, khoảng 38,5 độ C. Tại thời điểm này virus HIV đã bắt đầu phát bệnh bằng cách đi vào trong các mạch máu và nhân lên với số lượng lớn. Cơ thể bình thường có hệ thống miễn dịch chống lại các vi khuẩn, virus… tấn công cơ thể trong đó bạch cầu là thành phần chủ chốt, nhưng chính các bạch cầu lại là mục tiêu tấn công của virus HIV, vì thế HIV được định nghĩa là “hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người”

2.Cơ thể bị đau họng, đau đầu, mệt mỏi:

Đau họng,đau đầu, mệt mỏi là các biểu hiện ban đầu của triệu chứng  HIV, triệu chứng này giống như bị cảm cúm kết hợp với sốt. Các triệu chứng này sẽ mất dần và có thể chỉ có các triệu chứng nói trên khi hệ miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến các bệnh tật vài năm sau đó. Sự phá hoại này diễn ra trong thời gian dài. Do vậy, nếu nhiễm HIV thì trong 2-10 năm bạn vẫn thấy khỏe mạnh bình thường, người khác nhìn không biết, bản thân bạn cũng không biết mình mang mầm bệnh. Bạn có thể vô tình truyền HIV cho người khác.

3.Đau cơ, đau khớp:

Khi mới phát hiện, bệnh nhân thường đau cơ, đau khớp, sụt cân nhiều. Các xét nghiệm mới có thể chẩn đoán HIV một cách chính xác kể từ sau khi nhiễm 4 tuần, bệnh nhân không còn phải đợi hàng tháng mới biết kết quả xét nghiệm. Nếu bạn nghi ngờ mình có thể bị nhiễm HIV hãy đến các phòng khám đa khoa càng sớm càng tốt để được tư vấn.

4.Cơ thể buồn nôn, bị nôn nhiều, tiêu chảy:

Khoảng 40% số người nhiễm HIV giai đoạn đầu buồn nôn, bị nôn nhiều, tiêu chảy.

5.Phát ban, mẩn đỏ, lên hạch, nổi ngứa toàn thân:

Đây là các triệu chứng HIV ban đầu của đi kèm với đau họng, đau đầu, sốt giống như cảm cúm, nhưng ít khi người bình thường bị đồng thời các triệu chứng bệnh này.

6.Viêm phổi, ho khan:

Những cơn ho khan kéo dài trên 1 tháng, giảm cân là những triệu chứng của hệ miễn dịch không khỏe mạnh khi mắc chứng bệnh thế kỷ này.
thể

7. Bệnh zona, nhiễm nấm:

Bệnh zona tái đi tái lại, loại bệnh nấm mà người có HIV hay gặp ở giai đoạn muộn là bệnh tưa miệng – do nấm Candida gây ra, thường gây khó nuốt. Đến giai đoạn AIDS toàn phần, người bệnh có thể mắc nhiều bệnh như lao, viêm phổi, bệnh đường ruột, các bệnh phụ khoa… Đây là các bệnh cơ hội, những kẻ “đục nước béo cò”. Tuy nhiên, chính chúng là thủ phạm đưa bạn đến cái chết. Hãy cánh giác và có các biện pháp phòng tránh đối với căn bệnh thế kỷ này!

Tags: triệu chứng hiv giai đoạn đầu, trieu chung ban dau cua hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net


Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Triệu chứng HIV - 3 giai đoạn phát triển của nhiễm HIV/AIDS

Triệu chứng HIV - Virus HIV tấn công cơ thể làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Bệnh tiến triển qua 3 giai đoạn: giai đoạn khởi phát có triệu chứng, giai đoạn không triệu chứng và giai đoạn AIDS.

Những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm HIV có thể nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường.


Triệu chứng HIV

1. Giai đoạn có triệu chứng HIV – giai đoạn đầu tiên

Nhiễm HIV có 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên gọi là nhiễm trùng cấp tính hay chuyển đổi huyết thanh. Giai đoạn này thường xảy ra trong vòng 2 – 6 tuần sa khi tiếp xúc hoặc bị lây nhiễm, hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu chống lại virus HIV. Các triệu chứng nhiễm trùng cấp tính giống như  các triệu chứng do bệnh nhiễm virus khác và thường bị nhầm lẫn với cảm cúm. Các triệu chứng kéo dài 1 hoặc 2 tuần và sau đó hoàn toàn biến mất và bước vào giai đoạn không triệu chứng.

HIV làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể

Các triệu chứng ban đầu của nhiễm HIV cấp có thể bao gồm:

- Đau đầu, tiêu chảy

- Buồn nôn và nôn

- Mệt mỏi, đau cơ.

- Đa họng, sốt

- Phát ban đỏ.

Nếu nghi ngờ bị nhiễm HIV, cần đến ngay các cơ sở y tế để được sử dụng thuốc kháng HIV đẻ tự bảo vệ mình. Những loại thuốc này chỉ có tác dụng  khi được tiêm, uống sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Thuốc có thể gây tác dụng phụ khó chịu nhưng có khả năng ngăn chăn virus HIV xâm nhập vào cơ thể.

Hầu hết mọi người đều không biết mình nhiễm HIV. Bệnh chỉ được phát hiện khi xét nghiệm sau khi nhiễm vài tuần.

2. Giai đoạn không triệu chứng HIV – giai đoạn 2

Sau thời kỳ chuyển đổi huyết thanh đầu tiên, hệ thống miễn dịch bị đánh bại bởi các virus HIV và các triệu chứng bệnh biến mất. Nhiễm HIV đi vào giai đoạn không có triệu chứng. Giai đoạn này người bệnh có thể không hề biết về tình trạng bệnh của mình và có thể lây truyền bệnh cho người khác. Giai đoạn này có thể kéo dài 10 năm.

Trong giai đoạn không có triệu chứng này, virus HIV đang hủy hoại các tế bào CD4T và hệ thống miễn dịch. Thông thường, một người sẽ có từ 450 đến 1.400 tế bào CD4T trên mỗi microlit. Con số này thay đổi liên tục tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của cong người. Đối với người nhiễm HIV, số lượng tế bào này giảm liên tục, khiến cho cơ thể dễ dàng mắc các bệnh khác và có nguy cơ chuyển sang giai đoạn AIDS.

3. Giai đoạn mắc AIDS – Giai đoạn 3

AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là giai đoạn tiến triển của nhiễm HIV. Khi số lượng tế bào CD4T giảm xuống dưới mức 200/mirolit, người bệnh được chuẩn đoán mắc AIDS.

Một người nhiễm HIV cũng được chuẩn đoán AIDS nếu mắc bệnh kèm theo như  Sarcoma Kaposi (một dạng ung thư da) hoặc viêm phổi

Hiện nay, sử dụng kết hợp một số loại thuốc kháng HIV có thể xây dựng lại hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Những loại thuốc này tốn và có nhiều tác dụng phụ. Những người nhiễm HIV phải được sử dụng thuốc liên tục và chỉ ngưng khi có ý kiến của bác sĩ và lượng tế bào CD4T ổn định.

Một số triệu chứng liên quan tới HIV bao gồm:

- Mệt mỏi cả ngày.

- Sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc háng

- Sốt kéo dài trên 10 ngày,

- Đổ mồ hôi đêm

- Giảm cân không rõ lý do

- Đốm tím ở trên da

- Khó thở

- Tiêu chảy nặng và kéo dài

- Nhiễm nấm men trong miệng, cổ họng, âm đạo.

- Dễ chảy máu hoặc bầm tím mà không giải thích được.

Chú ý:Trên đây là những thông tin  mà các bạn có thể tham khảo, để biết  thêm chi tiết và được hướng dẫn cụ thể, hãy gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để  nhận được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ

Tags: triệu chứng hivtrieu chung ban dau cua hivtriệu chứng hiv giai đoạn đầu

Từ khóa liên quan: triệu chứng hiv, trieu chung ban dau cua hiv, triệu chứng hiv giai đoạn đầu

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Biểu hiện của HIV - Tư vấn nhiễm bệnh HIV

Biểu hiện của HIV - Sau đây các chuyên gia tư vấn sức khỏe sẽ tư vấn một trường hợp nhiễm HIV

Cách đây hơn 2 tháng thì em có quan hệ với gái mại dâm, em có đeo bao cao su nhưng đến lúc cao hứng em đã cởi bao và quan hệ trần. Sau khi quan hệ 2 tuần thì em thấy bị héc péc ở miệng, đau họng mỏi chân, nóng dương vật. Rồi hôm qua em lại cảm thấy mỏi mà buồn hết cả chân tay. Cho em hỏi có phải là em bị nhiễm HIV rồi không ạ? Nhưng người bị nhiễm mà có biểu hiện sớm như em thì có thể sống được trong bao lâu ạ?

Em trai thân mến!



Biểu hiện của HIV

Biểu hiện của HIV - Những biểu hiện của em có thể là do em quá lo lắng và trùng hợp vào thời điểm sau khi em có hành vi nguy vơ thôi chứ không phải cứ có những biểu hiện đó là sẽ bị HIV đâu em ạ. Hơn nữa có phải cô gái mại dâm nào cũng bị HIV đâu em?

HIV có 3 giai đoạn:

Biểu hiện của HIV - Giai đoạn cửa sổ: là khi bị nhiễm HIV rồi nhưng xét nghiệm HIV sẽ âm tính trong 3 – 6 tháng thậm chí là 1 năm . Hiện nay đã có xét nghiệm kháng nguyên có thể phát hiện HIV trong vòng 1 tuần đến 1 tháng sau khi có hành vi nguy cơ. Nhưng xét nghiệm này tương đối đắt tiền.

Giai đoạn HIV không triệu chứng: là khi xét nghiệm đã có HIV dương tính rồi nhưng hoàn toàn người bệnh không có biểu hiện gì hết vẫn sống bình thường  hoàn toàn không có biểu hiện triệu chứng gì của bệnh hết ( HIV không phải là một tệ nạn xã hội).

Giai đoạn HIV có triệu chứng:  tiêu chẩy > 1 tháng, sút 3 – 5% trọng lượng cơ thể, sốt kéo dài… thì khi mà người bệnh có những biểu hiện  bệnh bùng lên thì đã chuyển sang giai đoạn AIDS.

Biểu hiện của HIV - Vì thế hành vi nguy cơ của em đến bây giờ mới được hơn 2 tháng thôi thì em có thể chờ thêm 1 tháng nữa sau đó em có thể đi xét nghiệm HIV. Em cần làm xét nghiệm ít nhất 1 lần mỗi lần cách nhau 3 tháng. Tôi biết là hiện nay em đang rất hoang mang lo lắng cho sức khỏe của mình. Vì thế ngoài việc em có thể làm những xét nghiệm test nhanh như trên ra thì hiện nay ở viện Bạch Mai và viện huyết học truyền mái trung ương đã có phương pháp xét nghiệm mới phát hiện sớm HIV. Đó là xét nghiệm kháng nguyên (PCR) xét nghiệm này có thể phát hiện một người có bị HIV hay không sau hành vi nguy cơ chỉ 10 ngày đến 1 tháng thôi em ạ.

Ngoài ra em cũng cần làm thêm một số xét nghiệm về các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác nữa để điều trị kịp thời nếu có nhé. Vì những bệnh đó dể lâu cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sưc khỏe chung cũng như sức khỏe sinh sản của em sau này nữa đấy.

Biểu hiện của HIV - Còn vấn đề mà em hỏi là em còn sống được bao lâu nữa thì tôi có thể nói với em thế này! Hiện nay thì đã có thuốc điều trị cho những bệnh nhân HIV, mặc dù là  không điều trị được khỏi nhưng nó kéo dài tuổi thọ của những người bị HIV và giữ cho người bệnh chậm chuyển sang giai đoạn AIDS. Như vậy những người bị nhiễm HIV vó thể sống khá lâu 20 - 30 năm nếu họ biết giữ gìn và chăm sóc sức khỏe của mình kết hợp với việc sử dụng thuốc đấy em ạ.

Vậy em có thể đi làm xét nghiệm và đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình hiện tại nhé.

Tags: bieu hien cua hiv, bieu hien cua benh hiv, triệu chứng hiv giai đoạn đầu

Từ khóa liên quan: bieu hien cua hiv, bieu hien cua benh hiv, triệu chứng hiv giai đoạn đầu

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Biểu hiện của bệnh HIV - Triệu chứng của người nhiễm HIV

Biểu hiện của bệnh HIV - Khi bạn có hành vi nguy cơ cao và nghi là mình có thể đã nhiễm HIV bạn có thể sẽ rất lo lắng và không biết khi đó mình có biểu hiện gì để chẩn đoán hay thầm nghĩ là mình có nhiễm HIV hay không? Dưới đây là một số thông tin giúp bạn nhận định rõ hơn về tình trạng nhiễm bệnh của mỗi người.

Các biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng HIV được chia theo 4 giai đoạn:

1. Nhiễm trùng cấp (còn gọi là sơ nhiễm hay nói cách khác là thời kỳ cửa sổ)

Biểu hiện của bệnh HIV - Trong 2-8 tuần sau khi nhiễm HIV, bất kỳ qua con đường nào, 20% bệnh nhân có biểu hiện của một nhiễm trùng cấp với sốt (38-40 độ C), đau cơ, đau khớp, vã mồ hôi, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, tiêu chảy, viêm họng, phát ban đỏ ngoài da (xuất hiện ở 50% bệnh nhân), hạch to, lách to. Một số bệnh nhân có biểu hiện thần kinh như viêm não, viêm màng não, viêm dây thần kinh ngoại biên… Các triệu chứng này hiện diện trong vòng 5-10 ngày và tự khỏi hoàn toàn. Còn lại, hầu hết những người nhiễm HIV không có biểu hiện gì khi mới nhiễm.


Bệnh HIV và các triệu chứng liên quan

Trong giai đoạn này, chỉ mới có sự hiện diện của kháng nguyên tức virus HIV trong máu. Phải chờ 2-12 tuần sau kháng thể mới xuất hiện và lúc này mới có thể xác định được bằng các thử nghiệm xác định nhiễm HIV thông thường (huyết thanh chẩn đoán). Đây là giai đoạn đặc biệt dễ lây do bệnh nhân không biết mình nhiễm bệnh.

2. Nhiễm trùng không triệu chứng

Biểu hiện của bệnh HIV - Sau thời kỳ nhiễm trùng cấp, bệnh nhân nhiễm HIV rơi vào giai đoạn dài không triệu chứng lâm sàng, nhưng chẩn đoán huyết thanh lại khá dễ dàng, dựa vào sự hiện diện của kháng thể chống HIV. Tức là trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ có kết quả chính xác sau khi làm xét nghiệm máu để tìm kháng thể chống virus HIV. Sở dĩ, chúng ta phải làm xét nghiệm tìm kháng thể là vì việc xét nghiệm tìm kháng nguyên (phát hiện virus HIV) đòi hỏi phải có điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị cao cấp. Trong khi đó, tình trạng ngân sách của chúng ta thì chưa thể đáp ứng được.

3. Hội chứng hạch to toàn thân và kéo dài

Biểu hiện của bệnh HIV - Sau khi huyết thanh dương tính, 50-70% trường hợp xuất hiện hội chứng hạch to toàn thân và kéo dài. Hội chứng này được chẩn đoán khi có đủ các điều kiện sau:

- Có ít nhất 2 hạch khác nhau (không kể hạch bẹn).
- Mỗi hạch thường có đường kính trên 1 cm.
- Hiện diện kéo dài trên 1 tháng
- Không giải thích được lý do nổi hạch.

Hay gặp nhất là hạch cổ, rồi đến hạch dưới hàm, hạch nách. Một số hạch ít gặp hơn là hạch ở khuỷu tay, trung thất (trong lồng ngực), và trong ổ bụng.


Người bị nhiễm bệnh HIV thường nổi hạch to toàn thân

4. Biểu hiện lâm sàng thực sự của HIV

Biểu hiện của bệnh HIV - Khi bệnh nhân được chẩn đoán là bị nhiễm HIV nghĩa là đã mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội từ bên ngoài hay nói cách khác là do HIV đã đến giai đoạn cuối cùng. Thời gian từ lúc bệnh nhân được xác định là bị nhiễm HIV đến lúc chết thường không quá 2 năm, trung bình là 18 tháng. Riêng đối với trẻ em, thời gian này thường ngắn hơn, khoảng 10-12 tháng. Biểu hiện lâm sàng chính thường là nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư. Phần lớn là bệnh nhân mắc các bệnh lao đặc biệt là lao phổi, các bệnh đường tiêu hoá, bệnh liên quan đến dây thần kinh và các nhiễm trùng ngoài da. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc tốt, người bệnh có thể sống hoàn toàn khoẻ mạnh trong vòng 15-17 năm kể từ khi nhiễm HIV đến khi có biểuhiện của HIV. Ngày nay, với các tiến bộ trong thuốc điều trị, thời gian này còn khả quan hơn nhiều. Tuy nhiên, thử thách lớn nhất hiện tại là thuốc điều trị vẫn còn quá đắt và cũng thường không sẵn có.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Tags: bieu hien cua hiv, bieu hien cua benh hiv, tam ly phu nu khi yeu

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Triệu chứng ban đầu của HIV: 5 dấu hiệu cho thấy bạn nhiễm HIV

"Triệu chứng ban đầu của HIV, các triệu chứng phổ biến nhất là không có", ông Michael Horberg, MD, giám đốc của HIV / AIDS cho Kaiser Permanente ở Oakland, California Một trong năm người ở Mỹ nhiễm HIV không biết họ nhiễm HIV.

Triệu chứng ban đầu của HIV: 5 dấu hiệu cho thấy bạn nhiễm HIV

Sốt: Một trong những dấu hiệu đầu tiên trong giai đoạn cửa sổ (ARS) là bạn có thể bị sốt nhẹ, khoảng gần 39oC. Sốt thường kèm theo các triệu chứng nhẹ khác như: mệt mỏi, các tuyến bạch huyết sưng lên, đau cổ họng.

Triệu chứng ban đầu của HIV - "Tại thời điểm này, virus được di chuyển vào trong dòng máu và bắt đầu nhân rộng với số lượng lớn", bác sỹ Carlos Malvestutto, giảng dạy các bệnh truyền nhiễm và miễn dịch học tại khoa Dược, trường ĐH Y NYU, New York, nói, "Đó là phản ứng viêm của hệ miễn dịch."


Triệu chứng ban đầu của HIV

Mệt mỏi: Phản ứng viêm tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của bạn bị bao vây cũng có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ. Mệt mỏi có thể là một dấu hiệu sớm của nhiễm HIV.

Triệu chứng ban đầu của HIV - Ông Ron, 54 tuổi, điều hành quan hệ công chúng ở miền Trung Tây nước Mỹ, bắt đầu lo lắng về sức khỏe khi đột nhiên khó thở khi đi bộ. "Tôi làm gì cũng như bị đứt hơi," ông nói. "Trước đó, tôi đã đi bộ ba dặm một ngày." Ron đã kiểm tra và phát hiện có HIV 25 năm trước.

Đau nhức cơ bắp, đau khớp, sưng hạch bạch huyết: Giai đoạn ARS thường bị nhầm lẫn với bệnh cúm, tăng bạch cầu đơn nhân, hoặc nhiễm trùng khác do virus, bệnh giang mai thậm chí là viêm gan.

Đau họng và đau đầu: Cũng như với các triệu chứng khác, đau họng và đau đầu thường là biểu hiện của giai đoạn ARS, theo Tiến sĩ Horberg. Nếu gần đây bạn dính lứu vào các hành vi nguy cơ cao, xét nghiệm HIV là một ý tưởng tốt. Hãy đi xét nghiệm vì lợi ích của chính bạn và cho những người khác: HIV lây nhiễm nhất trong giai đoạn đầu tiên.

Triệu chứng ban đầu của HIV - Hãy nhớ rằng cơ thể không sản xuất kháng thể kháng HIV nên xét nghiệm kháng thể không thể phát hiện được. Có thể mất một vài tuần đến một vài tháng thì kháng thể HIV mới hiển thị trong một xét nghiệm máu. Kiểm tra xác suất khác như phát hiện virus RNA (virus chứa acid ribonucleic) , thường trong vòng 9 ngày sau khi nhiễm.

Đó không phải là đáng ngạc nhiên: Nhiều người trong số các triệu chứng là như nhau, bao gồm đau ở các khớp và cơ bắp và các tuyến bạch huyết sưng lên. Các hạch bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể và có xu hướng bị viêm khi có nhiễm trùng, thường tại nách, háng và cổ.

Phát ban: Phát ban ngoài da có thể xảy ra sớm hoặc muộn trong quá trình nhiễm HIV/AIDS. Đối với Ron, ông thường xuyên bị dị ứng hay cảm lạnh.

Triệu chứng ban đầu của HIV - "Da như mọc nhọt vậy, với một số vùng màu hồng, ngứa, trên cánh tay tôi," Ron nói. Các vùng phát ban cũng có thể xuất hiện trên các vùng của cơ thể. "Nếu phát ban không có lý do hoặc khó điều trị, bạn nên suy nghĩ đi xét nghiệm HIV", tiến sĩ Horberg nói.

Chú ý:Trên đây là những thông tin  mà các bạn có thể tham khảo, để biết  thêm chi tiết và được hướng dẫn cụ thể, hãy gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để  nhận được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ

Tags: triệu chứng hiv, trieu chung ban dau cua hiv, triệu chứng hiv giai đoạn đầu

Từ khóa liên quan: triệu chứng hiv, trieu chung ban dau cua hiv, triệu chứng hiv giai đoạn đầu

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Thuốc phơi nhiễm HIV : Khi bị nhiễm bạn cần làm gì?

Thuốc phơi nhiễm HIV - Sau 72 giờ kể từ lúc bị phơi nhiễm HIV, các loại thuốc kháng virus hầu như không có hiệu quả.

Thuốc phơi nhiễm HIV : Khi bị nhiễm bạn cần làm gì?

Tình trạng kẻ xấu dọa dùng kim tiêm ma túy hay nhiễm máu có HIV tấn công để trấn lột tài sản, khá phổ biến. Cũng không ít trường hợp nạn nhân sơ ý bị kim tiêm đâm trúng hoặc giẫm phải kim tiêm vứt bừa bãi bên ngoài. Không phải ai cũng biết cách xử lý đúng đắn để bảo vệ bản thân tránh nguy cơ bị nhiễm HIV.

Người vợ có chồng nhiễm HIV vẫn bắt 'chịu chung số kiếp'

Thuốc phơi nhiễm HIV - Cần xối ngay vết thương dưới vòi nước, tuyệt đối không được hoảng loạn nặn, bóp máu ở vết thương, rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javel 1/10, hoặc cồn 700) trong thời gian ít nhất 5 phút.

Trong trường hợp bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi cần rửa mắt hoặc nhỏ mũi bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong năm phút. Nếu bắn vào miệng thì cần súc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần.


Thuốc phơi nhiễm HIV - Sau đó, cần đánh giá nguy cơ phơi nhiễm: Nếu máu và dịch tiết của người có HIV bắn vào những vùng da lành (không bị tổn thương hay xây xát) thì không có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Nguy cơ lây nhiễm cũng thấp khi tổn thương da xây xát nông, không chảy máu hoặc chảy máu ít, hoặc máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bị tổn thương viêm loét.

Những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao là tổn thương da sâu, rộng, chảy nhiều máu, máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương, viêm loét rộng từ trước.

Thuốc phơi nhiễm HIV - Cần sơ cứu đúng cách khi bị kim tiêm đâm trúng để tránh nguy cơ HIV. Ảnh minh họa.
Sau đó, nạn nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để tiến hành các thủ tục khám và xét nghiệm về mức độ phơi nhiễm HIV. Các thủ tục thăm khám làm xét nghiệm HIV hiện nay rất đơn giản, nhanh gọn và không tốn kém nhiều.

"Loại thuốc kháng virus HIV phải được dùng càng sớm càng tốt, từ 2 đến 6 giờ và trước 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm cho tất cả trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ,  đồng thời đánh giá tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm và người bị phơi nhiễm", bác sĩ Dũng cho biết.

Sau 72 giờ kể từ lúc bị phơi nhiễm HIV, các loại thuốc kháng virus hầu như không có hiệu quả. Với những trường hợp bị kim tiêm đâm trúng, thường  khó có thể xét nghiệm nguồn gây phơi nhiễm, chỉ có thể tiến hành xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm.

Thuốc phơi nhiễm HIV - Nếu người bị phơi nhiễm có xét nghiệm HIV dương tính, nghĩa là đã nhiễm HIV từ trước thì chuyển đến các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS để được theo dõi và điều trị như những người đã nhiễm HIV khác. Nếu người bị phơi nhiễm có nguy cơ và xét nghiệm HIV âm tính thì sẽ được tiến hành điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo hướng dẫn, với phác đồ điều trị hợp lý.

Một số lưu ý khi dùng thuốc kháng virus:

Tuân thủ đúng lịch uống thuốc và làm đúng những yêu cầu trong quá trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người bị phơi nhiễm sẽ được cung cấp các thông tin và được tư vấn thích hợp về dự phòng phơi nhiễm, lợi ích và nguy cơ.

Thuốc phơi nhiễm HIV - Trong quá trình dùng thuốc khánh virus sẽ có các tác dụng phụ của thuốc và triệu chứng của nhiễm trùng tiên phát như sốt, phát ban, buồn nôn hoặc nôn, thiếu máu, nổi hạch... Do đó, không tự ý ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua, với các trường hợp có các tác dụng phụ nặng cần đến ngay cơ sở y tế.

Người bị phơi nhiễm có thể làm lây truyền HIV cho người khác dù xét nghiệm âm tính (thời kỳ cửa sổ). Vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm. Không được cho máu, phải có quan hệ tình dục an toàn, thực hành tiêm chích an toàn, và không cho con bú cho đến khi xác định hoặc loại trừ tình trạng nhiễm HIV.

Các trường hợp HIV âm tính vẫn phải kiểm tra lại sau 1, 3 và 6 tháng.

Tags: thuoc phoi nhiem hiv , tam ly phu nu , tam ly phu nu khi yeu

Nguồn cachchuabenh.net

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu: Vượt qua ám ảnh về HIV?

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Mặc dù đã được làm xét nghiệm đúng cách, thậm chí thực hiện xét nghiệm nhiều lần, nhưng những bạn trẻ này vẫn luôn bị ám ảnh bởi nguy cơ lây nhiễm HIV…


Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Câu chuyện đã xảy ra hơn hai năm nhưng Tuyên vẫn luôn bị ám ảnh về khả năng lây nhiễm HIV. Chuyện là một lần, Tuyên đã có quan hệ tình dục với gái mại dâm có sử dụng bao cao su, sau đó, anh có dùng khăn tắm của cô ấy để lau dương vật. Kể từ đó trở đi, anh luôn dằn vặt mình bởi suy nghĩ, có thể mình đã bị nhiễm HIV từ cô gái đó. Anh đã đi làm xét nghiệm HIV hai lần, sau 2,5 tháng và lần hai là sau 6 tháng kể từ khi xảy ra chuyện đó, kết quả đều âm tính, nghĩa là anh không bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, anh vẫn không hết lo lắng. Sau lần ấy, anh không bao giờ quan hệ tình dục với bất cứ người con gái nào mà chỉ thủ dâm mỗi khi có ham muốn tình dục. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Tuyên nhận thấy, mỗi khi thủ dâm và xuất tinh thì tinh dịch có màu nâu, đi tiểu hơi buốt, điều này khiến anh vô cùng lo sợ. Anh luôn ám ảnh bởi suy nghĩ, có thể đến thời điểm này, vi rút HIV mới xuất hiện trong anh. Tuyên đi xét nghiệm lại một lần nữa, kết quả vẫn là âm tính nhưng anh chẳng bớt lo lắng chút nào.

Mỗi khi suy nghĩ về khả năng lây nhiễm của mình, Tuyên lại dằn vặt, lại tự trấn an mình rồi lại dằn vặt. Anh thấy mình đang bị nhốt trong một cái vòng luẩn quẩn mà không thể thoát ra. Tuyên luôn lo sợ về khả năng lây nhiễm của mình dù câu chuyện đã xảy ra hơn hai năm và đã ba lần anh làm xét nghiệm HIV. Điều này khiến anh vô cùng mệt mỏi, sức khỏe giảm sút và ảnh hưởng rất nhiều đến công việc ở cơ quan.

Cũng giống Tuyên, Ninh luôn bị ám ảnh vởi khả năng lây nhiễm HIV của mình. Một lần chạy xe máy qua đoạn đường rẽ vào nhà, anh gặp vụ tai nạn xe máy, người bị nạn chính là Phong, cậu con trai cô hàng xóm gần nhà Ninh. Anh không ngần ngại lao vào cứu giúp. Ninh bế Phong ngồi lên chiếc xe ôm gần đó và chiếc xe phóng đi. Máu Phong chảy ra rất nhiều, thấm cả vào quần áo anh. Vết thương từ cánh tay cậu ấy đang chảy rất nhiều máu, Ninh lấy tay mình bịt vào vết thương trên tay Phong. Không ngờ hơn 1 năm sau, Phong qua đời vì AIDS, Ninh hoảng sợ nhớ lại, lúc bế Phong và dùng tay bịt vào vết thương của cậu ta, tay anh cũng đang có vết trầy xước. Ninh vội vã đi làm xét nghiệm HIV, dù kết quả là âm tính sau mấy lần làm xét nghiệm ở hai cơ sở xét nghiệm khác nhau nhưng anh vẫn luôn lo lắng về khả năng lây nhiễm của mình. Nhiều lúc anh nghĩ, có thể máu Phong dính lên quần áo anh và vi rút HIV có trong đó hẳn đã xâm nhập vào cơ thể anh. “Mình chỉ mới 24 tuổi, mình không thể chết lúc này được”, Ninh luôn tự nhủ như vậy và lo lắng đến mức không ăn không ngủ được.

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Trường hợp của Vinh còn ám ảnh nặng nề hơn.Một buổi chiều, khi đang đi bộ ra hiệu sách gần nhà, Vinh nghe thấy tiếng kêu la của một phụ nữ đang đi trên vỉa hè vì một tên cướp đã giật túi xách của chị. Vinh chạy đuổi theo và khi tóm được tên cướp, Vinh đã đấm vào mặt hắn. Không ngờ, máu mũi tên cướp xảy xộc ra và tay anh lại bị chảy máu do va vào răng của tên cướp. Sau lần đó, Vinh luôn lo lắng, dằn vặt, sợ mình đã lây nhiễm HIV. Anh đã đến trung tâm tư vấn và làm xét nghiệm tình nguyện ở bệnh viện da liễu để làm xét nghiệm hai lần theo đúng thời gian mà bác sĩ đã tư vấn. Kết quả xét nghiệm đều là âm tính nhưng Vinh vẫn không hết lo lắng. Mỗi khi cơ thể có bất cứ thay đổi nào là Vinh lại gọi điện thoại để hỏi trung tâm: “Tôi thấy cơ thể mình như bị sốt, chân có mấy cái mụn nhỏ có phải là biểu hiện của HIV không”, “Tại sao lúc trước bị mụn chỉ một vài ngày đã lành mà sao lần này lâu vậy, có phải tôi đã nhiễm HIV rồi không”…

Mặc dù đã được tư vấn đi khám da liễu và được kê đơn thuốc nhưng Vinh vẫn không khỏi lo lắng, ám ảnh về việc mình có thể đã bị nhiễm HIV. Nỗi lo nhiễm HIV đeo bám anh cả trong giấc ngủ. Cứ vài ba ngày, Vinh lại gọi điện đến trung tâm tư vấn để trình bày từ đầu đến cuối câu chuyện và nỗi lo của mình. Anh còn lo lắng HIV có thể sẽ lây sang cả vợ anh, hai người chỉ mới kết hôn được hai tháng. Do vậy, Vinh đã sử dụng bao cao su mỗi khi hai vợ chồng gần gũi. Mặc dù vợ anh đã hết lời khuyên nhủ, động viên anh nhưng Vinh vẫn không thoát khỏi ám ảnh về nguy cơ lây nhiễm HIV của mình, điều này khiến vợ anh rất mệt mỏi.


Làm gì để thoát khỏi ám ảnh?

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Tuyên, Ninh và Vinh đều may mắn vì đã không bị lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, điều đáng nói là họ không thể thoát khỏi cảm giác ám ảnh dù đã được xét nghiệm và được khẳng định rằng họ hoàn toàn không bị lây nhiễm HIV sau khi có hành vi nguy cơ. Những trường hợp tương tự như ba nhân vật trên không phải là hiếm thấy. Tuy nhiên, điều quan trọng là các bạn trẻ chúng ta cần làm những gì để có thể loại bỏ cảm giác ám ảnh đó ra khỏi tâm trí mình nếu như rơi vào tình huống tương tự như trên?

Trước tiên, để thoát khỏi cảm giác ám ảnh mặc dù đã được làm xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính, các bạn cần chủ động tìm hiểu, cập nhật các thông tin khoa học có liên quan đến bệnh HIV như phương thức lây nhiễm, nguy cơ, khả năng lây nhiễm HIV, xét nghiệm HIV trên báo chí, truyền hình, internet.... Dựa trên những thông tin đã tìm hiểu được và kết quả xét nghiệm để hiểu rằng, lo lắng của bản thân là không có cơ sở. Từ đó, có thể yên tâm về khả năng lây nhiễm của mình.

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Hơn nữa, cần nhận thức rằng sự lo lắng, ám ảnh đó đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, công việc và những người thân xung quanh ra sao để có động lực thoát khỏi những ám ảnh đó. Một biện pháp nhỏ khác là mỗi khi có cảm giác lo lắng, ám ảnh về nguy cơ lây nhiễm trong tâm trí, các bạn có thể tập trung vào thực hiện các hoạt động khác mình thấy hứng thú hoặc trò chuyện cùng bạn bè, tham gia vào các hoạt động tập thể để đẩy lùi suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực đó. Trong trường hợp nỗi ám ảnh vẫn còn đeo bám dù bạn đã cố gắng loại bỏ bằng nhiều cách, các bạn cần tìm đến sự hỗ trợ của các bác sĩ tâm lý. Họ sẽ đưa ra các liệu pháp trị liệu phù hợp dựa trên trường hợp của bạn nếu cần thiết để giúp bạn sớm thoát khỏi cảm giác ám ảnh của mình.

Nguồn tổng hợp

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo, nếu có thắc mắc về tâm lý và sức khoẻ hãy gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để được tư vấn từ các bác sĩ.

Tag: trieu chung hiv giai doan dau, thuoc phoi nhiem hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net


Triệu chứng HIV giai đoạn đầu: "Cậu nhỏ" chảy máu sau quan hệ có dễ nhiễm HIV

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Em và bạn gái yêu nhau được hơn một năm, đã quan hệ nhiều lần. Có một lần gần đây khi quan hệ xong, "cô bé" của bạn gái ra máu rất nhiều. Lúc đó em rất sợ vì khi quan hệ xong chúng em không sử dụng bao cao su. Sau đó em đi rửa thì thấy dương vật mình bị rách nhũng vết nứt rất nhỏ. Em lo quá, vậy liệu em có bị dính HIV không? Xin bác sĩ trả lời giúp em.



Trả lời:

Chào bạn!

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Xét đến nguy cơ lây nhiễm HIV trong đường lây quan hệ tình dục, cơ bản đòi hỏi hai yếu tố cần, bao gồm:

- Đối tượng bạn quan hệ tình dục là người nhiễm HIV.

- Không áp dụng đúng biện pháp tình dục an toàn, như trường hợp của bạn là không sử dụng bao cao su khi quan hệ.

Nếu cả hai đều âm tính thì hẳn nhiên hành vi quan hệ tình dục này vẫn đảm bảo không làm lây nhiễm HIV. Đây là cơ sở của phương pháp “chung thủy trong đời sống tình dục”, với khẩu hiệu thường nhắc là “chung thủy một vợ một chồng không sợ AIDS” mà chắc hẳn bạn thường nghe thấy.

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Do vậy, ngành y tế khuyến khích các đôi trước một mối quan hệ lâu dài nên ít nhất một lần tham gia làm xét nghiệm tầm soát HIV cũng như các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, tương tự như một sàng lọc tiền hôn nhân.

Ngược lại, với người nhiễm HIV, quan hệ tình dục được xem là có nguy cơ làm lây nhiễm HIV, đặc biệt nếu không áp dụng biện pháp bảo vệ bằng bao cao su.

Với HIV nói riêng và các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục nói chung, đa số đều có diễn tiến rất âm thầm, không thể dễ dàng nhận biết một người là người nhiễm hay không. Thậm chí bản thân người nhiễm đôi khi cũng không ý thức được tình trạng huyết thanh của mình. Vì vậy, với một người mà bạn không rõ về tình trạng nhiễm của họ (xác thực bằng xét nghiệm) hay những bạn tình bất chợt (quen biết tình cờ, người hành nghề mại dâm) thì đều được xem là đối tượng nghi ngờ và được khuyến cáo nên sử dụng bao cao su khi quan hệ.

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Về trường hợp của bạn, do không sử dụng bao cao su, khả năng lây nhiễm cho nhau là có nếu một trong hai bạn đã nhiễm bệnh. Việc bị chảy máu hay trầy xước như bạn mô tả có thể làm tăng thêm nguy cơ lây nhiễm này.

Để biết rõ hơn tình trạng của mình, bạn có thể làm xét nghiệm HIV ở các cơ sở y tế. Nếu hai bạn có ý định duy trì mối quan hệ tình cảm lâu dài thì có thể khuyến khích bạn gái tham gia cùng với mình. Việc cho ra kết quả âm tính và sau đó là chung thủy với nhau, hai bạn sẽ cùng bảo vệ sức khỏe cho nhau.

Cũng xin lưu ý thêm rằng, hai bạn cũng nên lựa chọn một biện pháp tránh thai hiệu quả để không phải băn khoăn về nguy cơ mang thai ngoài ý muốn.

BS.Nguyễn Tấn Thủ

Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia.

Tag: trieu chung hiv giai doan dauthuoc phoi nhiem hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu: Hiểu đúng về HIV

Triệu chứng HIV giai đoạn đầuGần đây, chúng tôi thường xuyên nhận được thư gửi về chuyên gia, cũng như những buổi gặp tư vấn trực tiếp và gọi điện qua hệ thống tổng đài của nam giới về vấn đề HIV. Sau đây là câu hỏi của thính giả:

Vô tình bị chảy máu trong lần cạo râu ở tiệm 20 năm trước, anh Hoàng lo lắng đến mất ăn mất ngủ vì nghĩ mình đã mắc HIV và lây cho người vợ yêu quý. Thế nhưng, sợ đối diện với sự thật, anh chưa bao giờ dám đi xét nghiệm mà chỉ âm thầm sợ hãi.


Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Gần đây, chúng tôi thường xuyên nhận được thư gửi về chuyên gia, cũng như những buổi gặp tư vấn trực tiếp và gọi điện qua hệ thống tổng đài của nam giới về vấn đề HIV. Một số ít nhỏ phái nữ giới cũng có thắc mắc về vấn đề này. Trong đó có những người nguy cơ lây nhiễm cách đây vài chục năm, và mang nỗi ám ảnh suốt từ đó đến giờ chưa dám đi xét nghiệm, như trường hợp anh Hoàng ở trên.

Cũng có rất nhiều người đàn ông đi quan hệ với gái mại dâm, lúc hành sự không may bị tuột bao cao su vào trong âm đạo, cũng có người đang quan hệ thì bao bị rách. Có người thì đã kịp thời sử dụng thuốc điều trị phơi nhiễm; nhưng có người không hiểu biết về vấn đề này đã làm mất cơ hội được tư vấn sớm, mất đi cơ hội được điều trị phơi nhiễm. Khi đọc được một số thông tin về căn bệnh HIV có biểu hiện giống mình, họ trở nên mất ăn mất ngủ. Có người sẵn sàng tìm đến các cô gái mà mình từng quan hệ để xin được đưa các cô đi xét nghiệm. Có người vợ tìm đến tư vấn xét nghiệm bởi chồng chị từng đi "giải quyết" ở bên ngoài sau đó về thú thật với vợ.

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Trong hầu hết các trường hợp này, người hỏi hầu như không hiểu biết hoặc biết không đầy đủ về căn bệnh HIV/ AIDS. Vì thế, các lo lắng có lúc trở nên vô cớ, hoặc là "lo hão". Việc hiểu biết những điều cơ bản về HIV dưới đây sẽ giúp các bạn hình dung được tình trạng của mình nếu rơi vào tình huống có nguy cơ:

HIV là gì?

HIV (Human Immunodeficiency Virus) là virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Cơ thể người có hệ thống miễn dịch giúp chúng ta chống đỡ với sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Suy giảm miễn dịch có nghĩa là giảm dần sức chống đỡ của cơ thể khi bị ký sinh trùng, vi trùng hoặc virus tấn công và lúc đó cơ thể dễ mắc các bênh nhiễm trùng và một số bệnh ung thư.

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Nói suy giảm miễn dịch mắc phải có nghĩa là quá trình này xảy ra trong khoảng thời gian sống của con người, không phải do di truyền hay bệnh bẩm sinh của hệ miễn dịch. HIV là chỉ gây suy giảm miễn dịch ở người, không gây bệnh cho các loại động vật khác.

HIV sống ở đâu trong cơ thể con người:

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Trong cơ thể người HIV có nhiều nhất ở trong máu, trong các dịch tiết sinh học như tinh dịch, dịch âm đạo rồi đến trong sữa của người nhiễm HIV, với số lượng đủ “ngưỡng” để làm lây truyền từ người nọ sang người kia. Đây là cơ sở khoa học để xác định đường lây truyền của HIV và các biện pháp dự phòng cơ bản.

Trong nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi cũng có HIV, nhưng với số lượng rất ít, không đủ “ngưỡng” nên không có khả năng làm lây truyền từ người nọ sang người kia khi tiếp xúc trực tiếp với các loại dịch thể này. Đây là cơ sở khoa học để xác định HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường.


HIV có thể sống trong cơ thể bệnh nhân AIDS đã chết trong vòng 24 giờ. Vậy khả năng tồn tại của HIV ở ngoài cơ thể người như thế nào?

Khi ở ngoài cơ thể người, HIV dễ bị tiêu diệt bằng nhiệt độ và các chất khử trùng thông thường. Ví dụ như HIV bị tiêu diệt khi gặp:

- Nước ở nhiệt độ 56°C trở lên trong 30 phút

- Các chất tẩy rửa như nước Javel 0.1-0.5%, Cloramin 25%, các chất sát trùng như cồn 70°, nước oxy già 6%.

- A xít (pH<6), Bazơ (pH>10).

Do vậy nếu ta ngâm dụng cụ tiêm chích trong cồn 70°, hoặc quần áo, đồ vải vào dung dịch Cloramin 1%, nước Javel 0.5% trong 20-30 phút là có thể diệt được HIV.

Với các dụng cụ phẫu thuật, tiêm chích, nếu ta luộc dụng cụ trong 20 phút, kể từ khi nước sôi là có thể diệt được cả HIV và nhiều loại vi sinh vật gây bệnh khác…

Tuy nhiên, HIV có thể tồn tại trong các giọt máu khô đọng ở kim tiêm hay các dụng cụ khác từ 2 đến 7 ngày và nhiệt độ dưới 0°C, tia X, tia cực tím không giết được HIV.

Những đặc tính nêu trên của HIV là cơ sở khoa học để xác định các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV trong các dịch vụ y tế cũng như khi chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà.

HIV làm suy giảm miễn dịch ở người như thế nào?

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Hàng ngày, cơ thể chúng ta bị tấn công bởi rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, nhưng nhờ có hệ thống miễn dịch chống lại nên cơ thể không mắc bệnh. Hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiều yếu tố, trong đó tế bào bạch cậu lympho T CD4 (gọi tắt là CD4) đóng vai trò chỉ huy, huy động các yếu tố miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh mỗi khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công trực tiếp vào tế bào CD4, chúng nhân lên trong đó rồi dần dần phá hủy các tế bào này. Khi số lượng tế bào CD4 bị phá hủy càng nhiều thì khả năng chống lại bệnh tật càng yếu đi và cơ thể càng dễ bị mắc bệnh. Quá trình này diễn ra từ từ trong nhiều năm.

Một số loại mầm bệnh trước đây hiếm khi gây bệnh ở những người bình thường, nay nhân cơ hội hệ thống miễn dịch bị suy yếu (do HIV gây ra) để gây bệnh. Những bệnh này được gọi là nhiễm trùng cơ hội, như lao, nấm do Cryptococcus, hội chứng suy mòn, viêm phổi do preumocystis carinii, nấm miệng, nấm thực quản, viêm phổi, bạch sản dạng lông ở lưỡi…

Cũng có một số người vẫn khỏe mạnh khi lượng tế bào CD4 đã giảm thấp. Nhưng khi bị các nhiễm trùng cơ hội, thì bệnh thường rất nặng và dẫn đến tử vong nhanh do số lượng CD4 còn quá ít, và khả năng chống đỡ lại các yếu tố gây bệnh của cơ thể rất kém. Do vậy, lượng CD4 vẫn được coi là một chỉ báo quan trọng về tình trạng sức khỏe của người nhiễm HIV.

AIDS là gì

AIDS là tên gọi tắt bằng tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrom có nghĩa là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Bao gồm một nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như: sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch.v.v…. do một căn bệnh nào đó gây ra.

AIDS không phải là hội chứng bẩm sinh, mà là hội chứng mắc phải do nhiễm HIV gây ra và là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV.

Sự khác nhau giữa nhiễm HIV và AIDS

- HIV là tên thường gọi của virus. Người mang HIV trong máu thường được gọi là người nhiễm HIV.

- AIDS là tên gọi chỉ giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Những người nhiễm HIV ở giai đoạn chuyển thành AIDS thường được gọi là bệnh nhân AIDS.

Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS trong cơ thể người qua 4 giai đoạn

Giai đoạn sơ nhiễm HIV (giai đoạn chuyển đổi huyết thanh, hay còn gọi là giai đoạn cửa sổ). Sau khi bị nhiễm HIV một thời gian khoảng 3 tuần đến 3 tháng hoặc lâu hơn, cơ thể mới sinh ra kháng thể chống lại HIV (kháng thể là chất do hệ miễn dịch sinh ra để chống lại các kháng nguyên – là các vi sinh vật gây bệnh) còn ít nên chưa thể phát hiện được bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường (phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể). Do vậy người ta còn gọi giai đoạn này là “giai đoạn cửa sổ”.

Trong giai đoạn này, nhìn chung người nhiễm HIV không có biểu hiện triệu chứng bệnh nào. Một số người nhiễm HIV (khoảng 20 – 50%) có thể có các triệu chứng giống như cảm cúm (sốt nhẹ, đau đầu, ngứa họng, mỏi nhừ người, khó chịu…), nhưng các triệu chứng này sẽ tự mất đi sau vài ngày, vài tuần nên cả người nhiễm, người ngoài, hay bác sĩ đều không thể nhận biết được.

Vào cuối thời kỳ cửa sổ, lượng kháng thể tăng cao, đến mức có thể phát hiện được người nhiễm HIV bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường. Có nghĩa là huyết thanh từ “âm tính” đã chuyển sang “dương tính”, do vậy người ta còn gọi đây là giai đoạn “chuyển đổi huyết thanh”.

Cần lưu ý rằng giai đoạn cửa sổ là giai đoạn nguy hiểm. Vì chưa có kháng thể hay lượng kháng thể còn ít, nên HIV “sản sinh” rất nhanh và do vậy khả năng lây truyền từ người này sang người khác là rất lớn, trong khi đó ta không biết ai là người nhiễm và bản thân người nhiễm cũng không biết mình bị nhiễm. Đây chính là cơ sở khoa học để đặt ra yêu cầu dự phòng phổ cập, nghĩa là dự phòng HIV trong mọi trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết sinh học của người khác.

Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng:

Một thời gian dài sau thời điểm “chuyển đổi huyết thanh” (có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc vào thể trạng của người mang HIV) trong cơ thể người nhiễm lượng kháng thể ở mức cao, còn lượng HIV ở mức thấp, nên nhìn chung người nhiễm HIV vẫn không có biểu hiện của các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, ở bên trong cơ thể người nhiễm HIV “cuộc chiến đấu không khoan nhượng” giữa HIV và hệ thống miễn dịch vẫn tiếp tục xảy ra.

Giai đoạn cận AIDS: Ở giai đoạn này, trong cơ thể người nhiễm HIV, lượng kháng thể bắt đầu suy giảm, đồng thời lượng HIV bắt đầu tăng nhanh và ở người nhiễm HIV đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh khác nhau. Các triệu chứng thường gặp là: sưng hạch kéo dài nhưng không đau ở nhiều nơi trên cơ thể (phổ biến là sưng hạch ở vùng cổ và nách) và các triệu chứng khác như sụt cân, sốt, đổ mồ hôi trộm, tiêu chảy, rối loạn cảm giác, giảm sút trí nhớ, tổn thương ở da…

Giai đoạn AIDS: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lây nhiễm HIV. Vào giai đoạn này, lượng kháng thể trong cơ thể người nhiễm HIV suy giảm mạnh, ngược lại lượng HIV tăng lên nhanh chóng, hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoàn toàn và người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS với những bệnh cảnh của nhiễm trùng cơ hội và ung thư dẫn đến tử vong.

Bác sĩ chuyên khoa Đỗ Thị Minh Đức

Nguyên trưởng khoa khám bệnh,bệnh viện Giao thông Vận Tải

Chú ý: Trên  đây là một số thông tin tham khảo về HIV. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.

Tag: trieu chung hiv giai doan dauthuoc phoi nhiem hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu: Xét nghiệm và chẩn đoán HIV ở trẻ nhỏ

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Xét nghiệm hiện nay là phương pháp duy nhất để phát hiện HIV. 

Để xét nghiệm, các kỹ thuật viên sẽ lấy một ít máu và tìm kháng thể HIV trong đó. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xét nghiệm, giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác và nhanh chóng hơn.


Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Việc phân tích các kháng thể HIV dương tính cho trẻ dưới 18 tháng trong xét nghiệm rất phức tạp, do kháng thể HIV của người mẹ có thể còn tồn tại đến 18 tháng (nếu trẻ không bị nhiễm HIV, kháng thể này sẽ mất dần đi và sẽ hết vào khoảng tháng thứ 9 đến trước 18 tháng tuổi). Vì vậy, việc xét nghiệm trước 6 tuần tuổi tìm DNA và RNA của virut có thể phát hiện virut HIV ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, kết quả không hoàn toàn chính xác. Trẻ cần được xét nghiệm lại lúc 6 tháng tuổi với tỷ lệ chính xác lúc này là 100%. Từ khi trẻ 18 tháng tuổi, việc chẩn đoán những trường hợp nhiễm HIV dương tính giống như người lớn gồm:

Các xét nghiệm phát hiện kháng thể

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Xét nghiệm kháng thể là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV. Qui trình gồm sàng lọc ban đầu bằng sét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA), hoặc kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng SERODIA-HIV (Microtier-Particle-Agglutination ); Kỹ thuật chấm thấm (thử nghiệm nhanh). Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang, thử nghiệm kết tủa miễn dịch phóng xạ

Các xét nghiệm phát hiện kháng nguyên HIV

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Xét nghiệm trực tiếp: Phát hiện chính bản thân HIV, bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên (kháng nguyên p24), bằng các kỹ thuật nuôi cấy HIV từ máu, tế bào, tổ chức, bạch cầu lympho, dịch sinh dục, não tủy; Các kỹ thuật lai ghép phân tử, phản ứng khuyếch đại chuỗi (PCR: polymerase chain reaction); Phát hiện kháng nguyên p24 bằng kỹ thuật ELISA. Đây là xét nghiệm thường dùng nhất cho trẻ em.

Ngoài ra, còn có các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mircoglobulin beta huyết thanh , kháng nguyên p24...


Ngoài ra, còn có các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mircoglobulin beta huyết thanh , kháng nguyên p24...

Chẩn đoán

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Chẩn đoán xác định trẻ bị nhiễm HIV phải dựa vào các xét nghiệm chứng tỏ sự có mặt của HIV trong máu hoặc tổ chức cơ thể trẻ, bằng cách phát hiện các kháng nguyên hay kháng thể HIV, và sự thay đổi miễn dịch khi có bệnh.

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới 1985, có thể nghi ngờ HIV trẻ em, khi trẻ là con của những người mẹ được xác định có nhiễm HIV và có ít nhất 2 triệu chứng chính và 2 triệu chứng phụ sau đây, mà không có nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch nào khác.

- Triệu chứng chính: Sụt cân, phát triển chậm bất thường; Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng; Sốt kéo dài trên 1 tháng.

- Triệu chứng phụ: Hạch to toàn thể, nhiều vùng, kéo dài; Nhiễm Candida ở hầu, họng tái phát; Nhiễm trùng tái phát; Ho dai dẳng; Chàm hoặc viêm da toàn thân; Nổi mụn rộp toàn thân (bệnh Herpes); Bệnh Zona (giời leo) tái đi tái lại.

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Với trẻ sinh ra ở người mẹ mà huyết thanh dương tính với HIV, điều đầu tiên phải xác định là trẻ có bị nhiễm HIV không. Để chẩn đoán sớm, lúc này phải sử dụng các kỹ thuật cấy virus, PCR và tìm kháng nguyên p24, cần tiến hành nhiều lần, lúc sinh, lúc 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng tuổi. Với 3 kỹ thuật này, câu trả lời có thể xác định được lúc sinh là 50%, lúc 1 tháng là 75% và lúc 6 tháng là 100%. Hai điều cần tư vấn lúc này là: Hoãn tiêm phòng BCG, chờ khi có kết quả chẩn đoán xác định và ngưng bú mẹ là tốt nhất, để phòng lây nhiễm qua sữa mẹ.

Phải thăm khám trẻ định kỳ, lúc sinh, 1 tháng, rồi 3 tháng một lần cho đến 18 tháng tuổi. Nếu trẻ không bị nhiễm HIV, các thông số về miễn dịch, máu đều bình thường, kháng thể IgG-anti HIV từ mẹ chuyền sang con giảm dần từ tháng thứ 7 sau sinh và mất lúc 18 tháng.

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu - Nếu trẻ bị nhiễm HIV, các thông số sau đây chứng tỏ sự tiến triển: Có bất thường ở công thức máu (thiếu máu, giảm tiểu cầu); Tế bào T4 giảm nhanh; Tăng gamma globulin máu (đặc biệt là IgA) và tăng beta2-microglobulin; Kháng nguyên p24 trong máu dương tính và tăng dần; Kháng thể IgG-anti HIV trên 7 tháng không giảm mà tăng thêm.

Về lâm sàng trẻ có biểu hiện gan - lách to, nhiễm khuẩn tái phát, viêm phổi do Pneumocystic carinii hay viêm phổi kẽ thâm nhiễm lympho, tưa miệng, rồi dần dần xuất hiện các triệu chứng của AIDS thực sự.

Nguồn tổng hợp

Chú ý: Trên đây là một số thông tin tham khảo về xét nghiệm HIV ở trẻ em. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.

Tag: trieu chung hiv giai doan dauthuoc phoi nhiem hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em