TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Hội chứng Down được đặt tên từ bác sĩ người Anh Jonh Langdon Down, người đầu tiên mô tả tình trạng này vào năm 1887. Đến 1959, hội chứng này được xác định do thừa một nhiễm sắc thể (NST) thứ 21 nên còn gọi là Trisomy 21.

 


Một thai nhi bình thường mang bộ gen di truyền từ bố và mẹ, gồm 46 NST: 23 NST từ mẹ và 23 NST từ bố. Đối với hầu hết trẻ bị hội chứng Down, có thừa 1 NST thứ 21 nên bộ NST gồm 47 chiếc thay vì 46. Chính NST thừa này gây nên những đặc điểm về hình thái cũng như sự trì trệ phát triển tâm thần ở những trẻ hội chứng Down.

Mặc dù không ai biết chắc rằng tại sao hội chứng Down xuất hiện và cũng chưa có cách nào để phòng ngừa hội chứng này, nhưng các nhà khoa học biết rằng những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ cao sinh con bị hội chứng Down. Cụ thể, một phụ nữ 30 tuổi có nguy cơ sinh con hội chứng Down là 1/900, phụ nữ 35 tuổi nguy cơ tăng lên 1/365, phụ nữ 40 tuổi nguy cơ 1/100 và nguy cơ sẽ là 1/30 nếu người mẹ ở tuổi 45.

2. Tầm quan trọng của việc chẩn đoán trước sinh

Chẩn đoán trước sinh là sử dụng những phương pháp thăm dò trong thời kỳ thai nghén nhằm phát hiện các bất thường về hình thái hay những bất thường về nhiễm sắc thể của thai

Đây là những phương pháp chẩn đoán sớm các dị tật bẩm sinh của thai, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh, tỉ lệ trẻ bị dị tật, khuyết tật nặng nề và góp phần nâng cao chất lượng dân số. Các phương pháp cơ bản được ứng dụng hiện nay là siêu âm chẩn đoán, định lượng các chất đánh dấu và các phương pháp lấy bệnh phẩm thai như: Chọc hút dịch ối, lấy máu tĩnh mạch rốn, sinh thiết gai nhau… để xác định những bệnh lý liên quan đến bất thường về nhiễm sắc thể.

Hội chứng Down hay trisomy 21 là rối loạn di truyền thường gặp nhất gây chậm phát triển tâm thần, chiếm khoảng 9,2/10.000 ca sinh sống tại Hoa Kỳ. Người bị hội chứng Down thường kèm những bệnh lý khác nhau như bệnh tim mạch, điếc, thần kinh, tiêu hóa, xương khớp,…

Khác với trisomy 13 và trisomy 18, người bị hội chứng Down có tỉ lệ sống sau sinh nhiều hơn và tuổi thọ cũng cao hơn. Bản thân người bị hội chứng Down đã có cuộc sống không chất lượng, phải dựa vào người khác, họ còn là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hiện nay, việc sàng lọc và chẩn đoán hội chứng Down được xem là mục tiêu quan trọng của chẩn đoán trước sinh.

Có hai loại xét nghiệm trước sinh được dùng để phát hiện hội chứng Down là xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán. Xét nghiệm sàng lọc nhằm ước tính nguy cơ 1 thai nhi bị hội chứng Down. Xét nghiệm chẩn đoán nhằm trả lời chính xác thai nhi có bị hội chứng Down hay không.

3. Sàng lọc hội chứng Down

Xét nghiệm sàng lọc thường có giá thành rẻ, không xâm lấn và dễ thực hiện trong dân số chung. Khi xét nghiệm sàng lọc cho kết quả thai kỳ thuộc nhóm nguy cơ cao, khi đó cần làm tiếp xét nghiệm chẩn đoán để xác định tình trạng.

Trước đây, sàng lọc hội chứng Down đơn thuần dựa vào tuổi mẹ, khi người mẹ ≥ 35 tuổi có chỉ định chọc ối để chẩn đoán. Tuy nhiên, do số thai phụ dưới 35 tuổi chiếm trên 80% dân số chung và trong 100 trẻ hội chứng Down có đến 70 trẻ được sinh ra từ những bà mẹ dưới 35 tuổi. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào tuổi người mẹ thì sẽ bỏ sót đến 70% trẻ bị hội chứng Down.

Hiện nay, tại BV Từ Dũ, hội chứng Down được sàng lọc dựa vào xét nghiệm huyết thanh học định lượng các chất đánh dấu và siêu âm chẩn đoán. Ở giai đoạn tuổi thai sớm 11 tuần – 13 tuần 6 ngày dựa vào siêu âm đo độ mờ gáy và Double test (PAPP-A và Free beta hCG) hoặc ở giai đoạn tuổi thai 15 – 20 tuần với xét nghiệm Triple test (Alpha fetoprotein, Free beta hCG và UE3), những dấu chứng siêu âm bất thường như bất sản hoặc thiểu sản xương mũi; xương đùi, xương cánh tay ngắn; echo ruột dày; tim bẩm sinh, hẹp thực quản, hẹp tá tràng, thai chậm tăng trưởng...

4. Các phương pháp lấy bệnh phẩm trong chẩn đoán hội chứng down trước sinh


Xét nghiệm chẩn đoán trước sinh thường có giá thành đắt, mang tính xâm lấn và vì thế khó thực hiện một cách đại trà. Xét nghiệm chẩn đoán được thực hiện khi kết quả xét nghiệm sàng lọc ở mức nguy cơ cao.

Chẩn đoán trước sinh bằng các phương pháp lấy bệnh phẩm thai nhi: dịch ối, gai nhau hoặc máu tĩnh mạch rốn. Đây là những thủ thuật xâm lấn, vì vậy chỉ thực hiện trên những thai kỳ nguy cơ cao  nhằm chẩn đoán những bất thường thai nhi trước sinh như nhiễm trùng bào thai, bệnh lý thiếu máu di truyền Thalassemia, rối loạn nhiễm sắc thể.


Sinh thiết gai nhau: phương pháp này có tỉ lệ sẩy thai khá cao (khoảng 1-2 %) vì vậy chỉ định sử dụng còn hạn chế. Chỉ định chủ yếu cho các trường hợp thai nhi có những bất thường lớn phát hiện sớm trong giai đoạn sớm của thời kỳ thai nghén (11 – 13 tuần tuổi thai). Phương pháp sinh thiết gai nhau được làm dưới hướng dẫn của siêu âm (bụng hoặc âm đạo). Kết quả sau 5 đến 7 ngày.

Phương pháp chọc hút dịch ối là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay bởi tính chất đơn giản về kỹ thuật cũng như tỉ lệ tai biến thấp. Chọc hút dịch ối thường được thực hiện trong khoảng tuổi thai từ 17 đến 20 tuần, dưới sự hướng dẫn của siêu âm và trong điều kiện vô trùng. Chọc hút dịch ối muộn ở tuổi thai sau 20 tuần được thực hiện khi thai phụ đến khám trễ hoặc chỉ định chẩn đoán nhiễm trùng bào thai.

Phương pháp lấy máu rốn thai: Kỹ thuật thực hiện phức tạp, khó khăn và tỉ lệ tai biến cho thai khá cao, vì vậy chỉ định của phương pháp này cho đến nay còn hạn chế. Nó thường được dùng trong những trường hợp cần nghiên cứu về bệnh lý huyết học của thai nhi.

Các bệnh phẩm thai nhi sau khi được lấy ra sẽ được nuôi cấy phân tích bởi các chuyên gia di truyền hoặc huyết học. Bằng các kỹ thuật phân tích di truyền tế bào, di truyền tế bào phân tử, sinh học phân tử hiện đại, các chuyên gia sẽ trả lời chính xác về hội chứng Down hoặc những bệnh lý huyết học của thai nhi.


                                                                                            Ts.Bs Lê Thị Thu Hà

                                                                                  Khoa hậu sản M- Bệnh viện Từ Dũ


Chú ý: Trên đây là những thông tin mà bạn có thể tham khảo, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tâm lý và sức khoẻ, hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp và cụ thể từ các chuyên gia.
- See more at: http://www.cachchuabenh.net/suc-khoe-sinh-san/chan-doan-va-sang-loc-hoi-chung-down-n65-3974#sthash.5tkzY6Oo.dpuf

Các tin mới hơn



Một thai nhi bình thường mang bộ gen di truyền từ bố và mẹ, gồm 46 NST: 23 NST từ mẹ và 23 NST từ bố. Đối với hầu hết trẻ bị hội chứng Down, có thừa 1 NST thứ 21 nên bộ NST gồm 47 chiếc thay vì 46. Chính NST thừa này gây nên những đặc điểm về hình thái cũng như sự trì trệ phát triển tâm thần ở những trẻ hội chứng Down.
Mặc dù không ai biết chắc rằng tại sao hội chứng Down xuất hiện và cũng chưa có cách nào để phòng ngừa hội chứng này, nhưng các nhà khoa học biết rằng những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ cao sinh con bị hội chứng Down. Cụ thể, một phụ nữ 30 tuổi có nguy cơ sinh con hội chứng Down là 1/900, phụ nữ 35 tuổi nguy cơ tăng lên 1/365, phụ nữ 40 tuổi nguy cơ 1/100 và nguy cơ sẽ là 1/30 nếu người mẹ ở tuổi 45.
2. Tầm quan trọng của việc chẩn đoán trước sinh 
Chẩn đoán trước sinh là sử dụng những phương pháp thăm dò trong thời kỳ thai nghén nhằm phát hiện các bất thường về hình thái hay những bất thường về nhiễm sắc thể của thai
Đây là những phương pháp chẩn đoán sớm các dị tật bẩm sinh của thai, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh, tỉ lệ trẻ bị dị tật, khuyết tật nặng nề và góp phần nâng cao chất lượng dân số. Các phương pháp cơ bản được ứng dụng hiện nay là siêu âm chẩn đoán, định lượng các chất đánh dấu và các phương pháp lấy bệnh phẩm thai như: Chọc hút dịch ối, lấy máu tĩnh mạch rốn, sinh thiết gai nhau… để xác định những bệnh lý liên quan đến bất thường về nhiễm sắc thể.
Hội chứng Down hay trisomy 21 là rối loạn di truyền thường gặp nhất gây chậm phát triển tâm thần, chiếm khoảng 9,2/10.000 ca sinh sống tại Hoa Kỳ. Người bị hội chứng Down thường kèm những bệnh lý khác nhau như bệnh tim mạch, điếc, thần kinh, tiêu hóa, xương khớp,…
Khác với trisomy 13 và trisomy 18, người bị hội chứng Down có tỉ lệ sống sau sinh nhiều hơn và tuổi thọ cũng cao hơn. Bản thân người bị hội chứng Down đã có cuộc sống không chất lượng, phải dựa vào người khác, họ còn là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hiện nay, việc sàng lọc và chẩn đoán hội chứng Down được xem là mục tiêu quan trọng của chẩn đoán trước sinh.
Có hai loại xét nghiệm trước sinh được dùng để phát hiện hội chứng Down là xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán. Xét nghiệm sàng lọc nhằm ước tính nguy cơ 1 thai nhi bị hội chứng Down. Xét nghiệm chẩn đoán nhằm trả lời chính xác thai nhi có bị hội chứng Down hay không.
3. Sàng lọc hội chứng Down
Xét nghiệm sàng lọc thường có giá thành rẻ, không xâm lấn và dễ thực hiện trong dân số chung. Khi xét nghiệm sàng lọc cho kết quả thai kỳ thuộc nhóm nguy cơ cao, khi đó cần làm tiếp xét nghiệm chẩn đoán để xác định tình trạng.
Trước đây, sàng lọc hội chứng Down đơn thuần dựa vào tuổi mẹ, khi người mẹ ≥ 35 tuổi có chỉ định chọc ối để chẩn đoán. Tuy nhiên, do số thai phụ dưới 35 tuổi chiếm trên 80% dân số chung và trong 100 trẻ hội chứng Down có đến 70 trẻ được sinh ra từ những bà mẹ dưới 35 tuổi. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào tuổi người mẹ thì sẽ bỏ sót đến 70% trẻ bị hội chứng Down.
Hiện nay, tại BV Từ Dũ, hội chứng Down được sàng lọc dựa vào xét nghiệm huyết thanh học định lượng các chất đánh dấu và siêu âm chẩn đoán. Ở giai đoạn tuổi thai sớm 11 tuần – 13 tuần 6 ngày dựa vào siêu âm đo độ mờ gáy và Double test (PAPP-A và Free beta hCG) hoặc ở giai đoạn tuổi thai 15 – 20 tuần với xét nghiệm Triple test (Alpha fetoprotein, Free beta hCG và UE3), những dấu chứng siêu âm bất thường như bất sản hoặc thiểu sản xương mũi; xương đùi, xương cánh tay ngắn; echo ruột dày; tim bẩm sinh, hẹp thực quản, hẹp tá tràng, thai chậm tăng trưởng...
4. Các phương pháp lấy bệnh phẩm trong chẩn đoán hội chứng down trước sinh
Xét nghiệm chẩn đoán trước sinh thường có giá thành đắt, mang tính xâm lấn và vì thế khó thực hiện một cách đại trà. Xét nghiệm chẩn đoán được thực hiện khi kết quả xét nghiệm sàng lọc ở mức nguy cơ cao.
Chẩn đoán trước sinh bằng các phương pháp lấy bệnh phẩm thai nhi: dịch ối, gai nhau hoặc máu tĩnh mạch rốn. Đây là những thủ thuật xâm lấn, vì vậy chỉ thực hiện trên những thai kỳ nguy cơ cao  nhằm chẩn đoán những bất thường thai nhi trước sinh như nhiễm trùng bào thai, bệnh lý thiếu máu di truyền Thalassemia, rối loạn nhiễm sắc thể.
Sinh thiết gai nhau: phương pháp này có tỉ lệ sẩy thai khá cao (khoảng 1-2 %) vì vậy chỉ định sử dụng còn hạn chế. Chỉ định chủ yếu cho các trường hợp thai nhi có những bất thường lớn phát hiện sớm trong giai đoạn sớm của thời kỳ thai nghén (11 – 13 tuần tuổi thai). Phương pháp sinh thiết gai nhau được làm dưới hướng dẫn của siêu âm (bụng hoặc âm đạo). Kết quả sau 5 đến 7 ngày.
Phương pháp chọc hút dịch ối là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay bởi tính chất đơn giản về kỹ thuật cũng như tỉ lệ tai biến thấp. Chọc hút dịch ối thường được thực hiện trong khoảng tuổi thai từ 17 đến 20 tuần, dưới sự hướng dẫn của siêu âm và trong điều kiện vô trùng. Chọc hút dịch ối muộn ở tuổi thai sau 20 tuần được thực hiện khi thai phụ đến khám trễ hoặc chỉ định chẩn đoán nhiễm trùng bào thai.
Phương pháp lấy máu rốn thai: Kỹ thuật thực hiện phức tạp, khó khăn và tỉ lệ tai biến cho thai khá cao, vì vậy chỉ định của phương pháp này cho đến nay còn hạn chế. Nó thường được dùng trong những trường hợp cần nghiên cứu về bệnh lý huyết học của thai nhi.
Các bệnh phẩm thai nhi sau khi được lấy ra sẽ được nuôi cấy phân tích bởi các chuyên gia di truyền hoặc huyết học. Bằng các kỹ thuật phân tích di truyền tế bào, di truyền tế bào phân tử, sinh học phân tử hiện đại, các chuyên gia sẽ trả lời chính xác về hội chứng Down hoặc những bệnh lý huyết học của thai nhi.
Ts.Bs Lê Thị Thu Hà
Khoa hậu sản M- Bệnh viện Từ Dũ
Chú ý: Trên đây là những thông tin mà bạn có thể tham khảo, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tâm lý và sức khoẻ, hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp và cụ thể từ các chuyên gia.
- See more at: http://www.cachchuabenh.net/suc-khoe-sinh-san/chan-doan-va-sang-loc-hoi-chung-down-n65-3974#sthash.5tkzY6Oo.dpuf

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Dấu hiệu nhiễm bệnh hiv, aids, sida

Trong một số trường hợp khi mới nhiễm bệnh HIV, aids, sida có thể biểu hiện, dấu hiệu nhiễm hiv của giai đoạn đầu giống cúm : đau người, mệt mỏi, sốt cao... Do đó, bản thân AIDS không có biểu hiện gì đặc biệt mà bao gồm của nhiều bệnh nhiễm khuẩn và ung thư.

Trieu chung ban dau cua HIV - Theo nghiên cứu, có khoảng 30 -40% bệnh nhân HIV không hề biết mình mắc bệnh trong thời gian đầu. Tuy nhiên, có những biểu hiện của bệnh HIV dễ nhận biết nếu bạn chú ý quan sát và lưu tâm đến các triệu chứng đó.
Biểu hiện của bệnh HIV giai đoạn đầu: dấu hiệu nhiễm bệnh hiv, aids, sida

Ngày nay, số người nhiễm HIV đang tăng lên với con số chóng mặt. Điều đang chú ý, người mắc HIV ngày càng trẻ hóa. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị bệnh, ngăn chặn sự phát triển của virus HIV. Cũng giống nhiều bệnh lý khác, có những biểu hiện của bệnh HIV dễ nhận biết

Dấu hiệu nhiễm HIV

Những dấu hiệu và Trieu chung ban dau cua HIV chủ yếu có thể là một hoặc các triệu chứng sau :

Mệt mỏi kéo dài nhiều tuần mà không có nguyên nhân rõ ràng.
Sút cân hơn 10% trọng lượng cơ thể sau 2 tháng.
Sốt kéo dài hơn một tháng mà không giải thích được, kèm theo rét run, ớn lạnh và mồ hôi về đêm.
Ỉa chảy kéo dài hơn một tháng.
Ho dai dẳng kéo dài hơn một tháng.
Viêm da ngứa toàn thân.
Những vết đỏ, bầm tím trên da và niêm mạc miệng, mũi, trực tràng...
Sưng hạch, đặc biệt là ở cổ và nách không có nguyên nhân rõ ràng và kéo dài hơn 2 tuần.
Những đốm trắng hay những vết bất thường ở miệng.
Những dấu hiệu trên xảy ra mà không có nguyên nhân của sự suy giảm miễn dịch như ung thư, suy dinh dưỡng hoặc các nguyên nhân khác.

AIDS CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG ? 

Cho đến nay bệnh AIDS vẫn còn là "vô phương cứu chữa". Tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh AIDS là 99,99% (Có một số trường hợp trên thế giới thời gian đầu xét nghiệm HIV dương tính nhưng sau nhiều năm xét nghiệm lại nhiều lần thì kết quả lại là âm tính. Các nhà khoa học đang nghiên cứu và tìm hiểu hiện tượng trên. Hy vọng rằng sẽ sớm tìm được phương thức điều trị AIDS từ chính những con người đặc biệt hiếm hoi đó). Hiện nay trên thế giới có 3 loại thuốc : AZT (Azidothijmidine) và DDI (Dideoxynanine) và DDC được phép sử dụng để điều trị AIDS vì có khả năng làm chậm quá trình phát triển của HIV trong tế bào (hiệu ứng phụ của thuốc đối với cơ thể khá cao). Tuy nhiên nó không thể tiêu diệt được HIV và chữa khỏi bệnh AIDS, do đó sớm hay muộn bệnh nhân AIDS cũng sẽ tử vong.

Biểu hiện của bệnh HIV giai đoạn đầu: dấu hiệu nhiễm bệnh hiv, aids, sida
Điều gì sẽ sảy ra đối với một người nhiễm HIV AIDS

Quá trình nhiễm HIV AIDS sẽ chuyển qua 3 giai đoạn sau :

1. Nhiễm trùng cấp tính : Giai đoạn này người nhiễm HIV có thể không có bất kỳ một dấu hiệu hay triệu chứng nào. Tuy nhiên một số người có thể có một số biểu hiện như sốt, mệt mõi, nổi mẩn đỏ ở da ... từ vài tuần đến 2,3 tháng sau khi nhiễm HIV. Đây là lúc cơ thể sản xuất ra kháng thể mà người ta có thể phát hiện được bằng xét nghiệm.

2. Nhiễm trùng không triệu chứng : Những người nhiễm HIV sẽ trải qua một thời kỳ không có bất cứ triệu chứng nào có liên quan đến nhiễm HIV. Thời kỳ này có thể kéo dài và thay đổi trung bình từ 05 cho đến 10 năm. Nhiễm trùng do các tác nhân khác sẽ làm tăng qua trình phát triển bệnh.


3. Giai đoạn có biểu hiện bệnh bên ngoài đủ để chuẩn đoán HIV AIDS bao gồm các dấu hiệu, triệu chứng của nhiễm trùng cơ hội và ung thư đe doạ đến tính mạng.

Trong 3 giai đoạn trên thì giai đoạn nhiễm HIV AIDS không có triệu chứng là rất phổ biến. Những người nhiễm HIV không có triệu chứng chiếm một tỷ lệ rất cao, gấp hàng trăm lần số bệnh nhân AIDS mà chúng ta không thể kiểm soát được họ. Họ vẫn sống và sinh hoạt bình thường và có thể làm lây truyền HIV sang cho người khác. Nhiễm HIV là nhiễm suốt đời cho đến khi phát triển thành bệnh AIDS.

HIV LÂY TRUYỀN BẰNG CÁCH NÀO ? 

Nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng chỉ có 3 con đường lây truyền HIV là :

Lây qua quan hệ tình dục đồng giới hoặc khác giới với người bị nhiễm HIV.
Lây qua đường máu như : sử dụng bơm kim kiêm và dụng cụ tiêm chích có HIV, dao cạo râu chung với người nhiễm HIV khi bị trầy xước, xăm mình,cắt lễ, truyền máu mà sản phẩm máu có HIV...
Lây truyền từ mẹ bĩ nhiễm HIV sang con trong thời kỳ chu sinh (trước và sau trong khi sanh nở)


Hy vọng rằng sẽ sớm tìm được phương thức điều trị AIDS từ chính những con người đặc biệt hiếm hoi đó). Hiện nay trên thế giới có 3 loại thuốc : AZT (Azidothijmidine) và DDI (Dideoxynanine) và DDC được phép sử dụng để điều trị AIDS vì có khả năng làm chậm quá trình phát triển của HIV trong tế bào (hiệu ứng phụ của thuốc đối với cơ thể khá cao). Tuy nhiên nó không thể tiêu diệt được HIV và chữa khỏi bệnh AIDS, do đó sớm hay muộn bệnh nhân AIDS cũng sẽ tử vong.

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về biểu hiện, dấu hiệu nhiễm HIV giai đoạn đầu, nếu có những thắc mắc về sức khỏe và tâm lý các bạn hãy gọi điện đến tổng đài 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

- See more at: http://www.cachchuabenh.net/benh-truyen-nhiem/bieu-hien-cua-benh-hiv-giai-doan-dau-dau-hieu-nhiem-benh-hiv-aids-sida-n98-2694#sthash.tham883p.dpuf


Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Bác sĩ vừa cưới vợ thì bị nhiễm HIV từ bệnh nhân

Bác sĩ vừa cưới vợ thì bị nhiễm HIV từ bệnh nhân

"Sự thật phũ phàng khiến tôi không thể đứng vững trên đôi chân của mình ngay lúc ấy. Bởi tôi không biết bản thân tôi cũng như người vợ mới cưới hơn một tháng nay, sẽ phải ứng xử như thế nào với chuyện này?”, bác sỹ T. tâm sự.

Nếu không được giới thiệu trước, tôi sẽ không nghĩ người đàn ông có làn da hồng hào khỏe khoắn, với nụ cười tươi sáng trên môi lại đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV. Gặp bác sỹ N.H.T (SN 1966, ngụ tại Hóc Môn, TP.HCM) trong căn nhà đơn sơ, cây lá đầy vườn. Mặc dù thiếu tiếng cười của con trẻ nhưng nó vẫn đong đầy ấm áp, bởi sự thân thiện của vợ chồng anh T..


Quê của vợ chồng anh đều ở tận ngoài Nam Định. Ngày anh còn thơ bé,  số lượng người đi học chỉ đếm trên đầu ngón tay. Anh T. là một trong số những người ít ỏi đó. Như lục nhớ lại những kỷ niệm xưa cũ, anh cho biết: “Dân quê chúng tôi lúc đó nghèo, lại ít người biết chữ nên hễ ai học được là cho học hết khả năng, dù phải bán cả cửa nhà. Tôi ham học lại cần cù nên chẳng khó khăn gì khi thi đậu vào đại học Y danh tiếng. Sau tốt nghiệp, tôi được nhận ngay vào bệnh viện A. làm việc. Với kiến thức, kỹ năng, đạo đức của một lương y, tôi đã cố gắng làm việc thật tốt. Tuy nhiên, trong một lần tổ chức hiến máu nhân đạo của bệnh viện, tôi bàng hoàng khi nhận được kết quả xét nghiệm máu dương tính với HIV...”.

“Thời gian trôi qua cũng đã mười mấy năm. Lúc đó, tôi cứ nghĩ là xét nghiệm có gì đó nhầm lẫn vì đời sống, quan hệ của tôi từ trước đến nay đều trong sạch. Các triệu chứng HIV giai đoạn đầu chưa được biểu hiện nên tôi càng nghi ngờ. Vì thế, tôi đã đi xét nghiệm lại nhưng đều cho chung một kết quả. Sau đó, tôi mới biết một trong những bệnh nhân tôi lấy máu trước đó bị HIV. Trong lần lấy máu đó, tôi đã không cẩn thận để máu bắn vào niêm mạc đang bị thương nên mới để lại hậu quả như vậy. Nếu lúc đó tôi dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV thì có thể giảm được nguy cơ lây nhiễm, nhưng vì quá chủ quan lại không nghĩ người đó bị HIV nên tôi đã không kiểm tra lại”. Cũng theo anh T., lúc đó, anh còn rất trẻ, mới chỉ 31 tuổi, lại vừa mới cưới vợ. Anh không thể tưởng tượng nổi hạnh phúc gia đình, sự nghiệp của anh, vợ anh sẽ như thế nào? Điều đó làm anh khẽ rùng mình hoảng sợ.

Bồi hồi trong những ngày tháng nghiệt ngã của cuộc đời mình, chị Đ.M.L. (vợ anh T.) tiếp lời: “Kể từ khi biết mình bị nhiễm HIV, mặt mũi anh phờ phạc, tôi thường xuyên bắt gặp anh ngồi thừ người ra, trầm tính và ít nói hơn. Rồi kể từ đây, đời sống sinh hoạt của vợ chồng tôi cũng thay đổi. Cứ mỗi lần tôi muốn gần gũi bên anh thì anh lại tránh xa. Lúc đó, tôi vừa buồn vừa phát cáu lên vì chúng tôi kết hôn với nhau chưa được bao lâu, lại chưa có con nữa. Cuộc sống gia đình của hai vợ chồng khoảng thời gian đó đã rất căng thẳng...”.

Bản thân là một bác sỹ, anh biết hậu quả sẽ trở nên nghiêm trọng nếu vợ anh không biết sự thật. Thế là anh đã quyết định kể toàn bộ sự thật, đưa giấy xét nghiệm cho chị L. xem và mong muốn giải thoát cho chị đi tìm hạnh phúc mới. Chị L. tâm sự: “Tôi quá bất ngờ và dường như không tin vào mắt mình nữa, bởi một bác sỹ như anh lại bị nhiễm HIV. Tôi đã đến bệnh viện để hỏi lại tình trạng của anh,... Lúc đó, anh đã viết giấy ly hôn sẵn và chỉ chờ tôi ký tên. Chúng tôi đã không nói chuyện với nhau mấy ngày liền, bởi tôi cần thời gian suy nghĩ và chấp nhận sự thật này”.


Tình yêu bất diệt quật ngã HIV
Anh T. nói ra toàn bộ sự thật cũng là muốn giải thoát cho chị L. đi tìm hạnh phúc mới. Nhưng với tình cảm vun đắp bấy lâu nay, với tình nghĩa của người vợ có chồng bị bệnh, chị đã không bỏ rơi anh mà vẫn tiếp tục bên anh bước tiếp quãng đời còn lại. Bồi hồi trong cảm xúc, chị L. chia sẻ thêm: “Thấy tôi vẫn chưa ký vào giấy ly hôn, anh đã đến tận nhà bố mẹ đẻ của tôi kể toàn bộ sự thật và muốn họ đến rước con gái về đi tìm hạnh phúc khác”. Tuy nhiên, cô gái trẻ lúc đó đã bất chấp lời khuyên bảo của bố mẹ, vẫn quyết theo anh và nguyện chăm sóc cho anh suốt cả cuộc đời. Bởi, cô biết rằng, sẽ không ai yêu cô, chân thành với cô như tình yêu của anh.
Người bác sĩ bị nhiễm HIV từ bệnh nhân khi vừa lấy vợ

Ngày chị L. không nghe lời mẹ, cũng là lúc mọi người có ánh mắt dị nghị, né tránh vợ chồng anh. Cuộc sống của anh chị vô cùng khó khăn khi đi đến đâu cũng bị hắt hủi, lánh xa. Chị L. tâm sự: “Lúc trước nhà tôi ở Bình Thạnh, khi tôi đi ra ngoài, gặp người lạ thì thôi, chứ nếu gặp người quen là y rằng người ta nhìn với ánh mắt kỳ thị, chỉ trỏ cả tôi rồi truyền tai nhau từ người này qua người kia. Có người thông cảm nhưng họ vẫn tỏ một thái độ dè chừng, tránh xa. Bất quá, chúng tôi phải bán nhà ở đó và chuyển đến đây sinh sống. Mặc dù, đời sống không cao nhưng không gian dân dã, bình dị, mọi người nơi đây thân thiện làm chúng tôi thấy thoải mái hơn”.

Tại ngôi nhà nhỏ ở Hóc Môn, họ rau cháo nuôi nhau trong niềm hạnh phúc bình dị. Họ mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ, trồng những cây xanh tỏa mát không gian. Trải qua bao hỉ, nộ, ái, ố của cuộc đời, anh T. bộc bạch: “Tuổi tôi chưa già lắm nhưng cũng không còn trẻ, nhưng những gì đã trải qua trong cuộc đời này cũng đã đủ cho tôi hiểu được rằng, cuộc đời này như một chớp mắt và hạnh phúc là những khoảnh khắc trong đó. Tôi mang trong mình căn bệnh thế kỷ, nhưng nhìn tôi không ai nói là tôi bị bệnh. Bởi, tôi vẫn luôn lạc quan và trân trọng những phút giây đang sống trong cuộc đời này”.

Muốn nhận con nuôi cùng cảnh ngộ

Nhìn người vợ của mình đầy trìu mến, anh T. giãi bày thêm: “Nếu ngày đó vợ tôi rời xa tôi thì chắc có lẽ tôi đã rất tệ hại chứ không có được cuộc sống như ngày hôm nay. Nhưng cô ấy đã chọn ở bên tôi, động viên tôi, cùng tôi bước tiếp trong cuộc đời này”. Câu chuyện tưởng chừng như chỉ có trong phim ảnh, tiểu thuyết nhưng thực sự nó đã hiện hữu giữa cuộc đời thực, như sự kết tinh của tình yêu và nghị lực phi thường trong cuộc đời. Thời gian thấm thoát cũng đã mười hai năm trôi qua. Thật may là với kiến thức y học, đời sống lành mạnh cũng như anh biết tự bảo vệ mình để cơ thể không bị vi rút HIV quật ngã. Theo anh, điều quan trọng giúp anh có nghị lực đánh bại HIV ngoài đời sống lành mạnh ra, thì quan trọng nhất vẫn là sự ấm áp của tình thương. Nhờ vậy, hiện nay sức khỏe của anh ngày càng tốt hơn.

Hiện nay, vợ chồng anh vẫn chưa có con, anh dự định sẽ đến bệnh viện nhận  một, hai đứa trẻ bị bỏ rơi về nuôi. Anh T. bảo: “Sau này lỡ tôi có chết đi thì cô ấy cũng có người con bầu bạn, nương tựa vào nhau đỡ đần tuổi già. Là một bác sỹ nên tôi hiểu cách phòng tránh như thế nào cho an toàn. Nếu được bệnh viện đồng ý, tôi sẽ nhận đứa trẻ lành lặn về nuôi còn không thì sẽ nhận nuôi đứa trẻ vô tình mang căn bệnh như tôi để giúp chúng có được tình thương của một mái ấm gia đình thực sự”.              

Không phải ai nhiễm HIV đều có quá khứ tồi tệ
Không chỉ chăm sóc cuộc sống mình thật tốt, vợ chồng anh T. cũng thường xuyên tới thăm mái ấm của những người bị nhiễm HIV bị mọi người kỳ thị nằm trên đường Võ Văn Bích (xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM) để động viên, an ủi họ. Bởi từ chính câu chuyện của mình, anh thấy rằng, không phải ai bị nhiễm HIV đều là xấu xa và có quá khứ tồi tệ. Cho nên, mọi người hãy mở rộng tấm lòng hơn, đừng nên quá kỳ thị. Bởi điều tốt nhất cho người bị nhiễm HIV chính là sự thân thiện và tình người ấm áp.



Nguồn cachchuabenh.net
Tin liên quan:

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Đã nhiễm HIV rồi, nên sống như thế nào?

Đã nhiễm HIV rồi, nên sống như thế nào?

Phần đông người nhiễm HIV đều hoảng hốt, buồn khổ, thậm chí có lúc muốn chấm dứt cuộc sống. Nhưng rồi bạn sẽ vượt qua cơn khủng hoảng ban đầu, chấp nhận thực tế và sống không chỉ cho mình mà còn cho cả những người thân. Nhiễm HIV không có nghĩa là hết, bạn vẫn có thể sống như ai, cuộc đời vẫn có thể rất đẹp. Một bạn gái mang HIV nói:


"… Em luôn nghĩ rằng em phải sống lạc quan, do đó em không muốn nhắc tới cái bệnh của mình. Nó giống như bị ám ảnh vậy. Nếu mình luôn nghĩ tới, bệnh sẽ trở nên nặng thêm. Cho nên em tránh không nghĩ tới nó nữa. Vả lại, chữ AIDS cho em cảm giác không hay lắm. Tốt hơn hết là em đừng nói ra chữ đó".

Điều quan trọng là tiếp tục sống bình thường. Đừng ủ rũ, than thân trách phận, mà hãy làm việc gì đó bạn thích, lao động hay học tập, đi chơi xa, thực hiện các dự định của mình. Nếu quan tâm, bạn cũng có thể tham gia các công tác xã hội về HIV/AIDS. Bạn có quyền sống vui, sống có ý nghĩa, và chừng nào còn có thể, bạn hãy làm điều đó.

Sức khỏe là vốn quan trọng, bạn cần tích lũy. Hãy ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tránh thức ăn tái, sống, rau sống, thức ăn kém vệ sinh.

Hãy hoạt động và nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục, tập dưỡng sinh để tăng cường sức khỏe. Bạn cần cẩn thận với các bệnh truyền nhiễm như viêm họng, cúm, tiêu chảy… và các bệnh lây qua đường tình dục. Tránh bội nhiễm HIV. Bất cứ khi nào bị bệnh, bạn hãy đi khám ngay để được chữa trị.

Bạn đừng để tâm nếu có ai tỏ ra thiếu tôn trọng vì biết bạn nhiễm HIV, vì họ chỉ là những người thiếu hiểu biết hoặc lòng nhân ái. Nếu có lúc buồn hay cảm thấy bế tắc, bạn hãy trút nỗi lòng với một người thân, một người bạn có thể hiểu và thông cảm. Bạn cũng có thể đến một trung tâm tư vấn (tham vấn) về nhiễm HIV để trao đổi với người hiểu các khó khăn của bạn. Họ có thể giúp bạn cả về tinh thần cũng như việc kiểm tra và chăm sóc sức khỏe.

Bạn cũng cần phải tránh không nhiễm virus cho người khác. Hãy luôn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, và tránh mọi khả năng tiếp xúc máu, đó là nghĩa vụ của bạn.

Tất cả chúng ta đều hy vọng rằng một ngày nào đó các nhà khoa học tìm thấy thuốc trị được HIV. Nhưng từ giờ tới đó thì như thế nào? HIV không chỉ là vấn đề của những người đã bị nhiễm mà còn là vấn đề của những người sắp bị nhiễm và tác động đến cuộc sống của những người thân của họ. Không thể chối bỏ một sự thực là nó đang tồn tại trong cuộc sống chung của tất cả mọi người. Chúng ta hãy cùng nhau học cách sống chung với nó.

Các tin cũ hơn


Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Phòng bệnh sởi cho bà mẹ mang thai

Một độc giả bày tỏ lo lắng: "Hồi mới cưới, em cũng định bụng sẽ kế hoạch để tiêm phòng rồi mới có thai nhưng vì "lỡ" không sử dụng các biện pháp tránh thai nên em "dính" bầu luôn. Hiện tại em mới mang thai được 8 tuần nên càng lo lắng về nguy cơ mắc sởi. Được biết, nếu bà bầu mắc bệnh sởi, đặc biệt ở đầu thai kỳ, thì vi rút có thể đi qua cuống rốn ảnh hưởng trực tiếp đến con yêu và nguy cơ lớn nhất là thai nhi dị tật.

Việc không tiêm phòng thì đã lỡ rồi, các chị có kinh nghiệm cho em hỏi cách phòng tránh bệnh với ạ. Nếu chẳng may bị lây bệnh thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi có cao không?
"

Bà bầu bị sởi nguy hiểm cho con - 1

Trao đổi với chúng tôi, PGS - TS Trần Danh Cường (Trưởng khoa Sản 1 - Phó Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết: "Đáng lo ngại nhất khi bà bầu bị sởi là sốt cao sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Sốt tức là virus sởi đã nhiễm vào cơ thể có thể làm suy giảm miễn dịch. Sốt cao như vậy có thể khiến sảy thai hoặc thai chết lưu. Trong buồng tử cung nhiệt độ luôn ở mức cao hơn cơ thể người mẹ từ 1-1,5 độ C. Nếu bà mẹ bị sốt 39-40 độ C cũng có nghĩa em bé chịu đựng nhiệt độ trong tử cung ở mức 40-40,5 độ C. Mức nhiệt độ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của thai nhi".

Về nguy cơ dị tật thai nhi khi nhiễm sởi bác sĩ Cường khuyến cáo: "Vấn đề này cần kiểm tra qua chẩn đoán trước sinh. Tuân thủ lịch chẩn đoán dị tật thai nhi của bác sĩ để phát hiện kịp thời. Việc tiêm phòng trong đó có tiêm phòng sởi tốt nhất là 3 tháng trước khi có bầu".

Theo PGS - TS Trần Danh Cường, cách đây 5 năm từng bùng phát dịch Rubella rất nguy hiểm với bà bầu. Việc nhiễm Rubella khi mang thai trước 12 tuần là điều đáng lo ngại. "Còn đối với sởi thông thường gây sốt cao và qua đó ảnh hưởng thai nhi. Còn Rubella tác động trực tiếp đến thai nhi.", bác sĩ Cường nhấn mạnh.

Tuy nhiên, để phân biệt giữa Rubbela và sởi thông thường bằng mắt thường rất khó. Bởi vì triệu chứng, thời gian ủ bệnh, bệnh cảnh lâm sàng, tiến triển của bệnh đều như nhau. Cụ thể, thời gian ủ bệnh từ 8-15 ngày, gây sốt cao, phát ban từ trên xuống dưới.

"Để có thể phân biệt và nhận dạng bị nhiễm Rubella hay sởi thông thường chỉ có cách xét nghiệm huyết thanh tại cơ sở y tế chuyên khoa", bác sĩ Cường cho hay.

PGS - TS Nguyễn Danh Cường cũng chỉ rõ, khi nhiễm sởi, điều đáng lo là bà bầu bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi kẽ, viêm phổi phối, viêm đường tiết niệu... Đặc biệt, viêm phổi kẽ hết sức nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến việc hô hấp của cơ thể người mẹ, gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.

Để phòng nhiễm sởi:

- Bà bầu nên đeo khẩu trang y tế chuyên dụng khi đi ra khỏi nhà, đến chỗ đông người.

- Nếu trong nhà có người lớn, trẻ nhỏ bị sởi phải cách ly và không được tiếp xúc tránh bị lây sởi.

- Khi bị sốt, phát ban cần đi khám ngay để có lời khuyên chu đáo của bác sĩ chuyên khoa lây. Mặt khác, sản phụ cần được theo dõi cả mẹ lẫn thai khi bị nhiễm sởi.

- Dùng bất cứ loại thuốc hay lá dân gian nào cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không được xông sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi.


Chú ý: Trên đây là những thông tin mà bạn có thể tham khảo, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tâm lý và sức khoẻ, hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp và cụ thể từ các chuyên gia. - See more at: http://www.cachchuabenh.net/suc-khoe-sinh-san/hoi-dap-ve-can-nang-cua-me-bau-va-thai-nhi--n65-3960#sthash.tzJJCyHs.dpuf
Trên đây là những thông tin để bạn tham khảo, bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi về bệnh, hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp và cụ thể từ các chuyên gia.

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Con đường lây lan bệnh sởi

Bệnh sởi lây truyền nhanh qua đường hô hấp, nhất là khi người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho làm bắn nước bọt vào không khí, người lành hít vào rất dễ lây.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) cho biết, sởi là bệnh do virus gây ra, thường gây biến chứng ở trẻ nhỏ. Bệnh thường gặp ở người chưa có miễn dịch do chưa chủng ngừa đầy đủ và chưa mắc bệnh sởi lần nào, rất hiếm gặp ở người đã có chủng ngừa.
Bệnh sởi lây truyền rất nhanh, nhất là trong trường hợp người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho làm bắn những giọt nước bọt vào không khí, người lành hít vào qua miệng hoặc mũi sẽ bị nhiễm bệnh. Người bệnh phát tán virus ra môi trường xung quanh từ thời kỳ ủ bệnh (trước khi phát ban vài ngày) và kéo dài đến 5-7 ngày sau khi ra ban.

Bên cạnh đó, những người chăm sóc bệnh nhân sởi hoặc tiếp xúc với mầm bệnh mà không rửa tay diệt khuẩn cũng có thể làm lây lan virus sang người khác.

Sởi đặc biệt dễ lây lan và trở thành dịch nếu không kịp thời cách ly bệnh nhân. Trong gia đình nếu có một người bị bệnh thì đa phần người chưa có miễn dịch còn lại sẽ bị nhiễm. Riêng đối với trẻ sơ sinh đã có được kháng thể miễn dịch từ người mẹ truyền sang thông qua nhau thai. Lượng kháng thể này có thể tồn tại từ 4 đến 6 tháng, thậm chí nhiều nghiên cứu cho thấy kháng thể từ mẹ có thể bảo vệ trẻ đến tháng thứ 9 sau khi sinh. Do vậy trẻ ít khi mắc bệnh trong giai đoạn này. Đây là lý do ngành y tế khuyên cáo nên tiêm chủng ngừa sởi cho trẻ từ 9 tháng đến trước 12 tháng tuổi.

soi10-1524-1396943198.jpg
Một bệnh nhi mắc sởi đang điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: N.Phương.

Triệu chứng của bệnh

Sởi thường kéo dài 7–10 ngày. Trẻ mắc bệnh thường sốt cao 39-40 độ C, ho nhiều, chảy mũi, đỏ mắt, bỏ ăn. Người lớn và trẻ lớn triệu chứng sẽ rầm rộ hơn, kèm theo đau đầu, đau cơ.

Phát ban xuất hiện sau 4–5 ngày sốt, ho. Nốt ban có hình tròn hay bầu dục, đường kính khoảng 1-2 mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hay đứng riêng rẽ. Ban mọc theo thứ tự từ sau tai, mặt, thân và lan dần xuống chân. Sau khi mọc ban, người bệnh còn ho và sốt cao cho đến khi ban lan đến chân. Sau đó sốt sẽ giảm, ban bay dần theo thứ tự mọc và để lại vết thâm da kéo dài nhiều tuần. 

Trẻ em mắc bệnh này thường gặp biến chứng như viêm phổi, viêm thanh quản, tiêu chảy phân có máu, viêm tai giữa gây chảy mủ tai và đặc biệt là gây suy dinh dưỡng, còi cọc lâu dài. Người lớn và trẻ lớn mắc bệnh sởi có thể bị biến chứng viêm não, viêm cơ tim. Phụ nữ mang thai mắc sởi có thể gây sẩy thai hay gây dị tật cho thai nhi.

Việc cần làm khi phát hiện người nhà bị sởi

Nếu thấy trẻ ho dai dẳng, sốt cao 39-40 độ liên tục trong 2 ngày thì nhiều khả năng bé đã bị sởi. Bệnh này có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống thuốc hạ sốt (nếu có sốt), thuốc giảm ho. Nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu. Cần theo dõi nhịp thở của bệnh nhi, nếu thấy thở nhanh, gấp hoặc kèm theo co giật thì phải mang đến cơ sở y tế địa phương để theo dõi.

Cần tăng cường dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ để phòng suy dinh dưỡng; tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân để tránh mắc bệnh cơ hội. Trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải được cách ly, nghỉ học và không đến nơi tập trung đông người để tránh lây lan cho cộng đồng.

Các quan niệm sai lầm nên tránh

- Khi thấy trẻ bị sởi, người lớn thường áp dụng mọi biện pháp kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể. Điều này là sai lầm. Bác sĩ Khanh khuyên không nên làm như thế vì khi trùm kín sẽ khiến trẻ không thể hạ sốt, sẽ co giật do sốt cao. Nếu không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu, dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Cần lưu ý không nên để trẻ bị quá lạnh.

- Kiêng cữ ăn uống vì sợ người bệnh khó tiêu cũng là quan niệm sai lầm. Bác sĩ khuyên không nên kiêng ăn vì trẻ bị sốt phát ban thường kèm chán ăn, nếu kiêng ăn trẻ rất dễ suy dinh dưỡng và dễ bị biến chứng. Khi trẻ mắc bệnh cần ép trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thực phẩm dễ tiêu.

- Nhiều gia đình có trẻ bị sởi không chú ý vệ sinh nơi ở, do đó càng khiến tình trạng lây nhiễm trở nên trầm trọng. Theo khuyến cáo, khi phát hiện một người nào đó mắc bệnh sởi, gia đình nên cách ly, đồng thời làm vệ sinh sạch sẽ môi trường sinh sống và giữ cho nơi ở luôn thông thoáng.

- Nghĩ rằng bệnh sởi lây qua tiếp xúc da ở những nốt ban. Thực ra bệnh này chủ yếu lây qua đường hô hấp. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện làm bắn những giọt dịch tiết ra ngoài rồi khuếch tán trong không khí, người lành hít vào sẽ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, những người chăm sóc bệnh nhân sởi hoặc có tiếp xúc với mầm bệnh mà không rửa tay diệt khuẩn sạch cũng có thể làm lây lan virus sang người khác. Rất ít gặp trường hợp lây gián tiếp qua tiếp xúc ngoài da.

- Quá chủ quan, không tiêm phòng cho trẻ nhỏ: Nhiều phụ huynh do ỉ lại hoặc sợ biến chứng mà không tiêm chủng cho con em từ sau 9 tháng tuổi đến trước 1 tuổi. Theo ghi nhận, hầu hết trường hợp trẻ mắc bệnh đều chưa được tiêm chủng.

- Quá bi quan về bệnh: Mặc dù đang vào mùa dịch nhưng sởi được đánh giá là không quá nguy hiểm, đa phần có thể chữa khỏi. Theo ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 mỗi ngày có khoảng 40-60 trẻ nằm viện điều trị bệnh sởi. Đa phần bệnh nhi đều được chữa khỏi trong thời gian ngắn, chưa có trường hợp nào tử vong.

- Áp dụng các phương pháp chữa bệnh chưa được kiểm chứng hiệu quả: Khi trẻ bị bệnh, nhiều phụ huynh vì lo sợ nên sử dụng các phương pháp chữa bệnh dân gian truyền miệng bằng cỏ, cây, hoa, lá chưa được chứng minh hiệu quả thì nguy cơ gây nhiễm trùng, ngộ độc rất dễ xảy ra.

Cách phòng ngừa

- Cách ly, không tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh.
- Tiêm ngừa cho trẻ từ lúc 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại lúc 18 tháng tuổi.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân để phòng lây bệnh cho mình và người khác.
- Những nơi có các ổ dịch tập trung, trẻ có nguy cơ cao cần được tiêm văcxin sởi theo khuyến cáo của cơ quan y tế địa phương.
- Nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là trước khi tiếp xúc với trẻ.



Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Làm sao để biết nhiễm HIV mà không cần xét nghiệm?

Làm sao để biết nhiễm HIV mà không cần xét nghiệm?

Bạn tôi đã có gia đình, vợ chồng sống không hạnh phúc. Chồng của cô ấy đã đi với người đàn bà khác và có quan hệ thân xác với nhau.
Hiện vợ chồng đã ly hôn, nhưng trong lúc chưa ly hôn, hai người vẫn có quan hệ tình dục. Bây giờ người vợ rất lo lắng không biết phải làm sao để biết mình có bị mắc bệnh HIV không. Cô ấy ngại đến cơ sở y tế vì sợ nếu biết mình có bệnh mọi người sẽ xa lánh, sợ ảnh hưởng đến con cái. Xin cho tôi hỏi có cách nào đơn giản để xem cô ấy có bị bệnh không? 



vochong-jpg-1357534852_500x0.jpg




Trả lời:
Để xác định một người nào đó có bị nhiễm HIV hay không, chỉ có một cách duy nhất là phải làm xét nghiệm máu. Trong thư bạn lo lắng về tính bảo mật thông tin khi làm xét nghiệm, bạn hãy an tâm, vì các trung tâm làm xét nghiệm HIV đặt tiêu chí bảo mật thông tin cho khách hàng lên hàng đầu.

HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường. Việc bạn lo sợ lây nhiễm cho con sẽ không thể xảy ra. Theo các chuyên gia về HIV/AIDS, tư vấn trước và sau xét nghiệm là một bước rất quan trọng.

Ở các tỉnh thành bạn có thể đến các Trung tâm phòng chống AIDS để làm xét nghiệm HIV. Tại TP HCM bạn có thể đến Viện Pasteur, Trung tâm y tế Dự phòng TP HCM để làm xét nghiệm (có tốn phí). Ngoài ra tại các quận, huyện ở TPHCM có Khoa tham vấn và hỗ trợ cộng đồng, nơi đây cũng làm xét nghiệm HIV (miễn phí). Bạn sẽ được tư vấn trước và sau xét nghiệm.
Tư vấn viên Tất Bửu
Trung tâm tham vấn và hỗ trợ cộng đồng quận Bình Thạnh, TP HCM 



Nguồn cachchuabenh.net
Tin liên quan:




Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Phương pháp điều trị cảm cúm, viêm mũi & viêm xoang

Xoang liên hệ với mũi. Mũi là cửa tiếp xúc thường xuyên của con người với bên ngoài. Nếu bạn bị cúm, không điều trị sẽ có nguy cơ cao gây viêm niêm mạc mũi. Khi mũi bị viêm, một thời gian sau xoang cũng bị viêm. Chưa kể tới biến chứng gây viêm tai giữa cấp, viêm phế quản.

Cảm cúm đơn thuần có dùng kháng sinh không?
Câu trả lời là không nếu không sốt cao, ho có đờm xanh hoặc vàng. Như các bạn biết, cúm là do vi rút gây nên, không phải do vi khuẩn. Nếu như vi khuẩn nằm bên ngoài tế bào cơ thể thì vi rút nằm bên trong tế bào. Chính vì nằm trong tế bào cơ thể nên kháng sinh không tiêu diệt được vi rút.
Chẩn đoán cúm thế nào?
Nếu có các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ho kèm theo cơ thể mệt mỏi, có thể sốt nhẹ, đặc biệt là đau mỏi mình mẩy, đau đầu thì đó là bệnh cúm. Nếu chỉ là bệnh cúm đơn thuần thì chỉ nên tăng cường miễn dịch cơ thể bằng các sản phẩm tăng miễn dịch, thêm vitamin C, điều trị triệu chứng cho đỡ khó chịu, ví dụ đau đầu mỏi người dùng Paracetamol, sổ mũi dùng thuốc co mạch, chống phù nề niêm mạc, chống chảy nước mũi… như Phenylephedrine; tuy nhiên cần có chỉ định của bác sĩ vì thuốc không có lợi cho bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp. Bệnh nhân cần kết hợp nghỉ ngơi trong 1 tuần thường là hết bệnh. Lưu ý, cúm sẽ có thể lây qua đường tiếp xúc nói chuyện nên cần cách li.
Viêm xoang và cách phòng ngừa:
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi.
Khi ta bị cảm cúm, các xoang trở nên viêm tắc, phù nề và ngăn trở khả năng thông tháo dịch nhầy ra mũi. Điều này dẫn đến sung huyết mạch máu xoang và nhiễm trùng xoang. Do đó cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng kéo dài nếu không được điều trị thích hợp sẽ dễ dẫn đến viêm xoang, nhất là những trường hợp mũi có cấu tạo bất thường.
Hai dấu hiệu chủ yếu của viêm xoang là đau nhức và tăng tiết dịch mũi.
Giải pháp từ thiên nhiên cho bạn:
Đầu tiên bạn cần ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc hoạt cân bằng, năng vận động tập thể thao, tránh môi trường ô nhiễm và thói quen xấu để duy trì miễn dịch cơ thể trong trạng thái tốt. Việc kiên trì tập luyện đúng phương pháp các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, khí công, ngồi thiền… cũng là những cáchđiều trị hiệu quả đối với bệnh viêm xoang mãn tính
Nguồn Tổng hợp
Chú ý: Trên đây là những thông tin bạn có thể tham khảo, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tâm lý và sức khoẻ, hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp và cụ thể từ các chuyên gia


- See more at: http://www.cachchuabenh.net/benh-truyen-nhiem/phuong-phap-dieu-tri-cam-cum-viem-mui-viem-xoang--n98-3934#sthash.I6J5NDxq.dpuf

Chú ý: Trên đây là những thông tin bạn có thể tham khảo, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tâm lý và sức khoẻ, hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp và cụ thể từ các chuyên gia

Nguồn cachchuabenh.net
Tin liên quan:


Cảm cúm đơn thuần có dùng kháng sinh không?
Câu trả lời là không nếu không sốt cao, ho có đờm xanh hoặc vàng. Như các bạn biết, cúm là do vi rút gây nên, không phải do vi khuẩn. Nếu như vi khuẩn nằm bên ngoài tế bào cơ thể thì vi rút nằm bên trong tế bào. Chính vì nằm trong tế bào cơ thể nên kháng sinh không tiêu diệt được vi rút.
Chẩn đoán cúm thế nào?
Nếu có các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ho kèm theo cơ thể mệt mỏi, có thể sốt nhẹ, đặc biệt là đau mỏi mình mẩy, đau đầu thì đó là bệnh cúm. Nếu chỉ là bệnh cúm đơn thuần thì chỉ nên tăng cường miễn dịch cơ thể bằng các sản phẩm tăng miễn dịch, thêm vitamin C, điều trị triệu chứng cho đỡ khó chịu, ví dụ đau đầu mỏi người dùng Paracetamol, sổ mũi dùng thuốc co mạch, chống phù nề niêm mạc, chống chảy nước mũi… như Phenylephedrine; tuy nhiên cần có chỉ định của bác sĩ vì thuốc không có lợi cho bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp. Bệnh nhân cần kết hợp nghỉ ngơi trong 1 tuần thường là hết bệnh. Lưu ý, cúm sẽ có thể lây qua đường tiếp xúc nói chuyện nên cần cách li.
Viêm xoang và cách phòng ngừa:
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi.
Khi ta bị cảm cúm, các xoang trở nên viêm tắc, phù nề và ngăn trở khả năng thông tháo dịch nhầy ra mũi. Điều này dẫn đến sung huyết mạch máu xoang và nhiễm trùng xoang. Do đó cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng kéo dài nếu không được điều trị thích hợp sẽ dễ dẫn đến viêm xoang, nhất là những trường hợp mũi có cấu tạo bất thường.
Hai dấu hiệu chủ yếu của viêm xoang là đau nhức và tăng tiết dịch mũi.
Giải pháp từ thiên nhiên cho bạn:
Đầu tiên bạn cần ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc hoạt cân bằng, năng vận động tập thể thao, tránh môi trường ô nhiễm và thói quen xấu để duy trì miễn dịch cơ thể trong trạng thái tốt. Việc kiên trì tập luyện đúng phương pháp các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, khí công, ngồi thiền… cũng là những cáchđiều trị hiệu quả đối với bệnh viêm xoang mãn tính
Nguồn Tổng hợp
Chú ý: Trên đây là những thông tin bạn có thể tham khảo, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tâm lý và sức khoẻ, hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp và cụ thể từ các chuyên gia
- See more at: http://www.cachchuabenh.net/benh-truyen-nhiem/phuong-phap-dieu-tri-cam-cum-viem-mui-viem-xoang--n98-3934#sthash.I6J5NDxq.dpuf

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em