TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Sốt xuất huyết những điều cần biết

Bệnh sốt xuất huyết

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên. Virus Dengue truyền từ người bệnh sang người lành qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes Aegypti. SXH là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Một người có thể bị nhiễm sốt xuất huyết nhiều lần

Ở nước ta, hiện có 4 tuýp virus Dengue gây bệnh là D1, D2, D3 và D4. Một người đã từng nhiễm SXH sẽ miễn dịch với tuýp virus đó nhưng vẫn có khả năng nhiễm chéo do một tuýp virus khác và nhiễm bệnh lần 2 thường nặng hơn lần đầu.

Các triệu chứng nhận biết

Sau khi bị muỗi vằn mang mầm bệnh cắn, người bệnh sẽ có thời kỳ ủ bệnh khoảng 5 ngày, sau đó mới phát bệnh với những triệu chứng sau:

- Sốt cao đột ngột, liên tục từ 39 - 40 độ trong 2 - 7 ngày liền.

- Xuất huyết dưới dạng chấm rải rác trên da hoặc bầm chỗ chích, chảy máu cam, ói ra máu.

- Chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau bụng.

- Các dấu hiệu của SỐC: mạch nhanh, nhẹ, huyết áp giảm hoặc không đo được, chi lạnh, bứt rứt…

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 2009, SXH chia làm 2 mức độ:

-Nhóm nhiễm Dengue có thể kèm dấu báo hiệu nặng.

-Nhóm nhiễm Dengue nặng (mất nước nặng, xuất huyết nặng, tổn thương nội tạng nặng).

Trẻ SXH mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của y, bác sĩ. Với mức độ nặng, nhất thiết trẻ phải nhập viện ngay để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng, tử vong.

Nên làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết?

Nên
Theo dõi và đến bệnh viện khám ngay. Trường hợp bệnh nhẹ, chăm sóc tại nhà cần chú ý các điểm sau:

- Nghỉ ngơi, tránh hoạt động nhiều.

- Uống nhiều nước (nước sôi để nguội, nước Oresol, nước chanh, cam vắt).

- Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Tránh thức ăn, uống có màu đen, đỏ, nâu (ói mửa sẽ dễ nhầm lẫn là máu).

- Hạ sốt với thuốc Paracetamol, lau mát người.

Tránh tuyệt đối
- Dùng Aspirin để hạ sốt.

- Cạo gió, kiêng cữ ăn uống.

Nên cho trẻ nhập viện ngay nếu trong quá trình theo dõi trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau: Sốt quá cao/ Xuất huyết lan rộng, chảy máu cam, chảy máu chân răng/ Tay, chân lạnh/ Trẻ đang tỉnh táo, bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã/ Đau bụng dữ dội/ Da trẻ đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại/ Trẻ tiểu ít hẳn hoặc không tiểu, nhưng rất khát.

Những cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (lăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, theo nguyên tắc: không lăng quăng, không muỗi, sẽ không có sốt xuất huyết.

- Dọn vệ sinh sạch sẽ quanh nhà, không để nước tù đọng trong các bể chứa, lu, chai lọ.

- Bảo vệ tránh không bị muỗi đốt: ngủ màn ban ngày, mặc quần áo dài tay, không cho trẻ chơi ở những chỗ tối.

- Đuổi muỗi, dùng kem, thuốc xịt chống muỗi.

- Khi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời hoặc vào mùa dịch cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi muỗi, nhất là đối với trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chất Diethyltoluamide (DEET) nồng độ từ 10 - 30% có hiệu quả xua đuổi muỗi trong thời gian dài (từ 5 - 8 tiếng), an toàn cho sức khỏe người sử dụng và môi trường.

Lưu ý: Cách phòng tránh sốt xuất huyết tốt nhất là chuẩn bị cho mình vốn kiến thức cần thiết về dịch bệnh này. Để có đầy đủ kiến thức chăm sóc cho sức khỏe của gia đình, hãy gọi điện đến tổng đài 19008909 để được tư vấn cụ thể. Chúc các bạn sức khỏe!

Tags: dau hieu nhiem hivdấu hiệu nhiễm hivtriệu chứng hiv

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Đăng nhận xét

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em